Quản lý thị trường xăng dầu: Thấy gì từ việc tước giấy phép doanh nghiệp đầu mối?

Diendandoanhnghiep.vn 2 lần xăng dầu đối diện với bất ổn nguồn cung, 2 lần sau các đợt thanh tra đều có doanh nghiệp bị tước giấy phép, thế nhưng, các rối ren trên thị trường vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, vì đâu?

>> Quản lý thị trường xăng dầu: Lộ thêm… “lỗ hổng”

Theo đó, Thanh tra Bộ Công Thương vừa chính thức ra thông báo về việc tạm dừng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp đầu mối gồm: Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa; Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro); Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu; Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương.

Quyết định này được cho là kịp thời để tránh nguy cơ đứt gãy nguồn cung xăng dầu cục bộ. Tuy nhiên, đằng sau vụ việc này, nhiều ý kiến cũng cho hay, doanh nghiệp không “găm hàng”, không buôn hàng lậu hay hàng giả mà chỉ vi phạm về mặt thủ tục theo quy định cũ nhưng bị rút giấy phép hoạt động là quá nặng…

Thanh tra Bộ Công Thương vừa chính thức ra thông báo về việc tạm dừng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp đầu mối - Ảnh minh họa: TN

Thanh tra Bộ Công Thương vừa chính thức ra thông báo về việc tạm dừng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp đầu mối trong đó có Saigon Petro - Ảnh minh họa: TN

Thực tế, sau mỗi đợt bất ổn về nguồn cung xăng dầu, Bộ Công Thương đều lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các địa phương. Đợt thanh tra khi thiếu hụt nguồn cung xảy ra vào tháng 02/2022, có 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu trong thời hạn từ 1 đến 1 tháng rưỡi.

Đến tháng cuối tháng 8 vừa qua, khi một số doanh nghiệp trong 7 doanh nghiệp trước đó được hoàn trả giấy phép thì tiếp tục có 5 doanh nghiệp khác bị xử phạt hành chính và hình phạt bổ sung cũng là tước giấy phép. Đáng chú ý, cả 5 doanh nghiệp nói này đều hoạt động tại địa bàn các tỉnh, thành phía Nam và chiếm thị phần lớn trên thị trường, dẫn đến không ít quan ngại khi tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến đứt gãy nguồn cung xăng dầu.

Nhiều chuyên gia đồng tình với việc “làm nghiêm, xử nghiêm” các doanh nghiệp vi phạm, tuy nhiên, khi tước giấy phép theo quyết định xử phạt, cơ quan điều hành cần có tính toán về nguồn cung xăng dầu, cân đối đủ cho thị trường để tránh thiếu hụt khi một số đầu mối không thể nhập hàng, cung ứng hàng cho hệ thống của mình khi đã bị tước giấy phép. Chưa kể, quyết định tước giấy phép cũng đang vướng phải ý kiến trái chiều khi quy định tại chính sách cũ và mới đang thiếu đồng bộ.

Thông tin với báo chí, một doanh nghiệp đầu mối cho rằng, việc áp dụng hình thức phạt bổ sung là rút giấy phép vì những lỗi được xác định là “không đáp ứng điều kiện về hệ thống xăng dầu theo quy định” chưa thực sự thỏa đáng. Bởi theo quy định cũ của Nghị định 83/2014, doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện, nhưng với quy định mới tại Nghị định 95/2021, doanh nghiệp đã đáp ứng được. Do đó, cần phải có đánh giá tổng thể, hành vi vi phạm để xử phạt cho phù hợp.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng cũng là ngành đặc thù, trong đó các doanh nghiệp đầu mối có nhiệm vụ đảm bảo xuất nhập khẩu xăng dầu, đáp ứng đủ nguồn cung trên thị trường để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Vì vậy, việc đưa ra những hình phạt rút giấy phép hay dừng hoạt động với doanh nghiệp xăng dầu cần được đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng trên cơ sở phạm vi tác động, mức độ ảnh hưởng tới cung cầu thị trường.

>> Quản lý thị trường xăng dầu: Cần thiết kế lại để đảm bảo tính cạnh tranh

Sau vụ việc, các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, cần phải có đánh giá tổng thể, hành vi vi phạm để xử phạt cho phù hợp - Ảnh minh họa: TT

Sau vụ việc, các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, cần phải có đánh giá tổng thể, hành vi vi phạm để xử phạt cho phù hợp - Ảnh minh họa: TT

Và trên thực tế, theo như kiến nghị của Saigon Petro trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, doanh nghiệp này đã cho biết, việc Bộ Công Thương tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của công ty sẽ gây ra hàng loạt hậu quả.

Cụ thể, hệ thống phân phối của doanh nghiệp bị mất nguồn cung trên 50.000 m3/tháng và trên 1.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối có thể sẽ phải đóng cửa. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung thị trường, gây hậu quả tiêu cực tới hoạt động kinh tế - xã hội khu vực mà hệ thống này cung cấp. Chưa kể doanh nghiệp cũng sẽ phải đứng trước nguy cơ bị phát hợp đồng từ các đối tác.

Chia sẻ về thực tế đã nêu, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh từng cho biết theo quy định hiện hành, các cửa hàng nhượng quyền, bán lẻ xăng dầu chỉ được nhập hàng từ một nhà phân phối. Nên khi doanh nghiệp đầu mối bị tạm tước giấy phép trong một khoảng thời gian nhất định, các đại lý, cửa hàng phía sau sẽ không có xăng dầu để bán. Và việc xử phạt nếu không tính toán các khả năng cung ứng nguồn hàng cho bán lẻ sẽ khiến nhiều nơi bị cắt nguồn hàng…

Trở lại vụ việc 5 doanh nghiệp vừa được tạm hoãn tước giấy phép vừa qua, trong đơn kiến nghị, doanh nghiệp này cho biết, một trong những căn cứ để cơ quan thanh tra ra quyết định xử phạt là do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện hệ thống phân phối xăng dầu khi bị thanh tra về việc đáp ứng điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2021 và 2022, chứ không phải vi phạm về cung ứng xăng dầu.

Theo Saigon Petro, năm 2021, hệ thống phân phối của doanh nghiệp có hơn 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu. Một công ty cổ phần do Saigon Petro sở hữu 40% vốn điều lệ có 32 cửa hàng trực thuộc. Doanh nghiệp còn có 73 thương nhân nhận quyền bán lẻ, 47 thương nhân phân phối, không có tổng đại lý và đại lý. Vì không có tổng đại lý và đại lý bán lẻ mà có 73 thương nhân nhượng quyền bán lẻ, cho nên đoàn thanh tra Bộ Công Thương đã kết luận công ty có hành vi vi phạm hành chính khi không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.

Doanh nghiệp này cho rằng, 2 hình thức đại lý bán lẻ và nhượng quyền bán lẻ là tương đương nhau, đều nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối. Và căn cứ theo quy định của Nghị định 95/2021 sửa đổi, bổ sung một số quy định Nghị định 83/2014, doanh nghiệp khẳng định đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hệ thống phân phối bởi luôn có trên 40 thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Về vấn đề đã nêu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, theo luật thì doanh nghiệp đầu mối không cần thiết phải có mạng lưới phân phối riêng, họ có thể ký hợp đồng nhượng quyền để phân phối xăng dầu. Theo đó, bên nhượng quyền cũng giống như công ty con của họ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình, cũng như bán đúng giá, có trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ doanh nghiệp đầu mối.

“Do đó, việc xử lý doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vi phạm điều kiện như đã nêu cần phải được xem xét lại”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đề nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý thị trường xăng dầu: Thấy gì từ việc tước giấy phép doanh nghiệp đầu mối? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713629297 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713629297 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10