Quản trị là bộ não, tâm thế là trái tim

NGUYỄN VIỆT 22/09/2022 05:16

Kinh doanh dựa trên triết lý về giá trị, với cấp độ ban đầu là làm giàu chính đáng, có trách nhiệm với xã hội và đất nước.

>>Trách nhiệm xã hội nằm trong ý thức mỗi chúng ta

Cấp độ cao hơn là phải mang lại giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời đóng góp cho cộng đồng xã hội và nền kinh tế thông qua hoạt động của doanh nghiệp mình. Đó là chưa kể đến những doanh nhân đóng góp về khoa học, công nghệ, làm thay đổi cuộc sống của nhân loại.

Doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: Đình Vũ

Doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: Đình Vũ

Doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) chia sẻ về văn hoá kinh doanh.

Muốn thành công phải có tầm nhìn dài hạn

“Muốn thế, phải xác định kinh doanh là nghề, là nghiệp của mình, với niềm đam mê, chấp nhận mọi gian nan thử thách với ý chí mạnh mẽ, và luôn tạo động lực để làm nghề và sống với nghề”, doanh nhân Trần Bá Dương nhấn mạnh.

Doanh nhân Trần Bá Dương cho rằng, trong quản trị phải có tầm nhìn dài hạn, nhưng nên chia ra thành tầm nhìn khả thi, nghĩa là đủ xa để nhìn thấy được, đi tới được. Khi đã đạt được tầm nhìn khả thi, cộng với tương quan thực tế, thời điểm thích hợp để thay đổi, làm tiếp.

“Kinh nghiệm cho tôi thấy, tại một thời điểm phải lưu ý đến sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Đó là cơ hội để thay đổi nếu chúng ta nắm bắt và chịu rèn luyện, cộng với một nguồn lực tri thức biết vận dụng kiến thức cơ bản một cách sáng tạo để kinh doanh, sẽ có được nhiều doanh nghiệp lớn. Nắm bắt cơ hội theo xu thế mới sẽ thành công nhanh hơn”, doanh nhân Trần Bá Dương chia sẻ.

Tuy nhiên, để đáp ứng được chiến lược khác biệt, quản trị phải có phương pháp đặc thù, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh với sự sáng tạo, logic, khoa học, phù hợp với thực tiễn, đó chính là nguồn lực tri thức. Từ đó hình thành khả năng nắm bắt linh hoạt, khả năng ứng xử các vấn đề, kể cả khủng hoảng trong kinh doanh.

“Mô hình không gian tri thức và không gian thực tiễn trong kinh doanh phải đi đến ánh xạ tri thức, nghiên cứu nắm bắt các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh và hiểu được tri thức một cách đầy đủ, áp dụng một cách sáng tạo nên đạt hiệu quả cao, tránh được lãng phí vô hình rất lớn trong quản trị”, doanh nhân Trần Bá Dương nói.

Thực tế, việc đánh giá cao nguồn lực tri thức, tầm nhìn dài hạn và tầm nhìn khả thi với tư duy logic, chi tiết mang tính khái quát cao, cùng trái tim nhân hậu, rộng mở, chân thành đã giúp doanh nhân Trần Bá Dương đi xa hơn trên con đường kinh doanh, tạo dựng một tập đoàn với sự phát triển vô giới hạn, để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Doanh nhân Trần Bá Dương đưa ra những nguyên lý cơ bản. Đầu tiên là rèn luyện tâm thế, thấu hiểu và có ý thức với công việc mình làm. Chỉ có làm thật, làm đúng với năng lực mới nâng cao năng lực tư duy. Nếu quản trị là bộ não, thì tâm thế là trái tim đưa máu đi đến mọi hoạt động của cơ thể doanh nghiệp.

>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

>>Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu

>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

Tâm thế là sức mạnh tinh thần gắn kết con người trong tổ chức, định hướng suy nghĩ của mỗi cá nhân theo cùng một trục, để hình thành tri thức tập thể. Thái độ làm việc tích cực bao gồm ý thức kỷ luật, rèn luyện bản thân, ý thức làm việc tập thể và ý thức đóng góp cống hiến.

Năng lực quản trị bao gồm năng lực quản trị đầu tư, kinh doanh, quản trị hệ thống, nhân sự và các nghiệp vụ chuyên môn khác. Ngoài năng lực chuyên môn riêng phải có năng lực chung như khả năng ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội trong lĩnh vự của doanh nghiệp. Từ đó hình thành năng lực lãnh đạo: Đức độ, bản lĩnh, uy tín, gương mẫu.

Tập trung xây dựng nguồn lực trí thức để đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, doanh nghiệp phải xây dựng môi trường làm việc tinh thần và môi trường vật chất lành mạnh, công bằng, vượt trội, nhắm phát triển đội ngũ nhân sự có tâm thế,có thái độ làm việc tích cực, tạo điều kiện tiếp cận tri thức mới. Đối với đất nước, chúng ta phải tạo ra hệ sinh thái, môi trường để khuyến khích tri thức trở thành nguồn lực thực sự.

Sức mạnh của doanh nghiệp không phải ở nhà xưởng, đất đai, mà chính là biết cách biến tri thức ẩn của một người, của một nhóm trở thành nguồn lực tri thức chung của doanh nghiệp.

Vẫn theo doanh nhân Trần Bá Dương, muốn thành công, phải đam mê với nghề, sống hết mình với nghiệp trên cơ sở triết lý mang lại giá trị tối đa cho khách hàng, giá trị đóng góp cống hiến cho đất nước. Đồng thời, thực hiện sứ mệnh để đạt được tầm nhìn đã đề ra một cách nghiêm túc, kiên định, với ý chí mạnh mẽ và nỗ lực cao nhất.

Có chiến lược phát triển thông qua quản trị đặc thù và môi trường làm việc thông minh, để hình thành nguồn lực tri thức, đủ sức đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tương lai gần.

Kinh doanh là “leo dốc”

Kinh doanh với doanh nhân Trần Bá Dương là “leo dốc”, cái dốc mỗi ngày một cao hơn, khó hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải mỗi ngày rèn luyện, học tập từ môi trường thực tiễn, biết áp dụng các kinh nghiệm, nguyên lý một cách sáng tạo và giải quyết được những đòi hỏi trong kinh doanh. Nguồn lực tri thức chính là cơ hội để làm lớn hơn, lớn nhất, soán ngôi một lĩnh vực nào đó.

“Tôi đâu có học về ô tô, mà là kỹ sư cơ khí. Nhưng khi ra trường về Đồng Nai, lại được đưa vào công ty sửa chữa ô tô. Tức là muốn làm tốt công việc của mình thì ngay từ đầu phải học lại như một người thợ, và phải hơn những người thợ không có may mắn được đi học như mình. Tôi muốn nhấn mạnh đến tâm thế. Nếu các bạn có tâm thế, thì ngay từ việc nhỏ đã thành công. Tâm tức là cái bên trong, thế là chuẩn bị cái gì để làm”, doanh nhân Trần Bá Dương bày tỏ.

Do đó, doanh nhân Trần Bá Dương khẳng định nếu có đủ hết các nguồn lực mà không có tâm cũng hỏng. Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ tới lớn với sự nỗ lực, kiên trì tích lũy từng bước một để bước vào đời là cách để khởi nghiệp thành công.

Trong quản trị nhân sự, để tạo và giữ nhân tài, theo doanh nhân Trần Bá Dương phải có kế hoạch đào tạo lãnh đạo từ bên trong: “Phải định hướng nhân sự phát triển thành lãnh đạo, làm sao cho công ty lớn lên, mở rộng ra. Trình độ tăng lên nhưng doanh nghiệp vẫn nhỏ thì họ sẽ ra đi. Anh em phải học được gì từ mình, kèm theo đãi ngộ xứng đáng thì họ sẽ theo mình. Nếu chỉ lấy đãi ngộ ra nhử nhân tài thì trước sau gì họ cũng bị người khác nhử”.

Người sáng lập mà đòi hỏi sướng thì không bao giờ có nhân sự giỏi, vì ý thức chuyên nghiệp chưa có. Nên lãnh đạo phải cùng anh em làm ra ý thức chuyên nghiệp. Nếu họ có ra đi thì cũng tốt cho doanh nghiệp bạn, đừng có vì như vậy mà buồn phiền. Thách thức lớn nhất với lãnh đạo là công ty lớn lên mà nhân sự vẫn theo kịp mình.

Hàng năm vào dịp tết, doanh nhân Trần Bá Dương luôn gởi thông điệp cho cán bộ CNV nhằm xây dựng văn hóa THACO theo triết lý: “Tạo dựng giá trị đóng góp công hiến cho đất nước và nâng cao giá trị phục vụ cho khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình”.

Với 8 nguyên tắc cũng chính là cốt lõi của văn hóa THACO, là tài sản vô hình được tích lũy từ mỗi thành viên trong đại gia đình THACO trong cuộc sống và kinh doanh: “Tận tâm, Trung thực, Trí tuệ, Tự tin, Tôn trọng, Trung tín, Tận tình, Thuận tiện”.

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

    00:36, 10/09/2022

  • Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng nhiều sáng kiến

    19:25, 09/09/2022

  • Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đốt ngọn lửa nhỏ để tạo ra ánh lửa hồng!

    16:18, 08/09/2022

  • Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu

    00:11, 08/09/2022

  • Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

    00:09, 07/09/2022

  • Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

    01:03, 03/09/2022

  • Dấu ấn văn hoá người đứng đầu

    01:15, 31/08/2022

  • Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”

    03:25, 26/08/2022

  • Nền tảng văn hóa tạo dựng doanh nghiệp kiên cường

    01:37, 21/08/2022

  • PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá

    02:36, 19/08/2022

  • “Gen” văn hoá “giải mã” doanh nghiệp

    03:15, 18/08/2022

  • Tấm gương văn hoá bắt đầu từ người đứng đầu

    00:44, 17/08/2022

  • Văn hoá, đạo đức là cốt cách, nền tảng bảo vệ doanh nghiệp

    03:07, 16/08/2022

  • Xây dựng văn hóa kinh doanh góp phần xây dựng văn hóa dân tộc

    04:36, 15/08/2022

  • Văn hoá – “chân ga, chân phanh” giúp doanh nghiệp trường tồn

    04:00, 12/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quản trị là bộ não, tâm thế là trái tim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO