Quảng Nam “cấm đường” có đúng luật?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương nêu rõ, tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Việc "cấm đường" của chính quyền địa phương không cho doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Lào về Quảng Nam là chưa đúng quy định của pháp luật.

Sau hơn 10 tháng bị một thông báo "cấm đường" của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam không cho vận chuyển gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Nam Giang, Quảng Nam khiến gần 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu điêu đứng, Bộ Công Thương chính thức lên tiếng và trả lời việc “cấm” này của tỉnh Quảng Nam với lý do “đường qua cửa khẩu xuống cấp” là chưa đúng quy định của pháp luật.

p/Gỗ nhập khẩu từ Lào qua cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam). Ảnh nhỏ: Văn bản trả lời của Bộ Công Thương

Gỗ nhập khẩu từ Lào qua cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam). 

Tỉnh kiến nghị thiếu cơ sở?

Theo đó, Bộ Công Thương đã có công văn số 753 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ký gửi UBND tỉnh Quảng Nam nêu rõ: Bộ Công Thương nhận được công văn số 7482 cửa UBND tỉnh Quảng Nam về việc tạm dừng nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu chính Nam Giang, về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến, việc nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu (lâm sản) nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản tại Thông tư 27/2018 của Bộ NNPTNT.

  Theo chủ DN xuất nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu Đắc Ốc: Thông báo “cấm đường” của tỉnh Quảng Nam là  không phù hợp, đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Vậy ai là người chịu trách nhiệm? 

“Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh quản lý, hướng dẫn thực hiện đối với hoạt động nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu chính Nam Giang theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 69/2018” - công văn nêu rõ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cho biết, kiến nghị của UBND tỉnh đối với nhập khẩu gỗ về vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông không nằm trong các trường hợp áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, do đó Bộ Công Thương chưa có cơ sở xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Nam.

“Về vấn đề này, việc xuống cấp hạ tầng giao thông Quốc lộ 14D nối với cửa khẩu Nam Giang, Bộ Công Thưong đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải có phương án, giải pháp tu sửa, nâng cấp QL14D để đảm bảo điều kiện hạ tầng giao thông cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, phương tiện lưu thông qua cửa khẩu chính Nam Giang, hướng tới nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế trong thời gian tới đây theo chủ trương của UBND tỉnh” - công văn nêu rõ.

DN có thể kiện ra tòa!

Trước đó, như Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh việc UBND tỉnh Quảng Nam đã ra thông báo số 149 của UBND tỉnh do Chánh Văn phòng UBND tỉnh ký ngày 8/5/2018 nêu rõ: Hiện nay, hạ tầng giao thông qua cửa khẩu Đắc Ốc (huyện Nam Giang) xuống cấp trầm trọng, để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyết Quốc lộ 14D, UBND tỉnh Quảng Nam tạm dừng việc xuất, nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu Đắc Ốc huyện Nam Giang.

Sau thông báo 149, gần chục doanh nghiệp đã kêu cứu gửi DĐDN và khẳng định: “Việc “cấm đường” từ thông báo số 149 của UBND tỉnh Quảng Nam là không phù hợp với Nghị định số 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tại điều 17, theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ có quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh không quá 24 giờ.
Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ra văn bản “cấm đường” với lý do đường xuống cấp để hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại của khẩu Đắc Ốc là không đúng quy định của pháp luật. Sự việc kéo dài đã gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu Nam Giang”.

Luật sư Bùi Bá Dũng, Văn phòng LS Hoàng Hà thuộc đoàn Luật sư Quảng Nam cho rằng: Nếu doanh nghiệp thấy quyền và lợi ích mình bị xâm hại. Để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thì doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu Nam Giang có thể khởi kiện ra tòa để đòi đền bù thiệt hại. Bởi như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã từng khẳng định khi doanh nghiệp hoặc người dân chưa thỏa mãn với những quyết định hành chính của chính quyền địa phương thì kiện ra tòa. Đó là cách hành xử văn minh!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam “cấm đường” có đúng luật? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714390420 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714390420 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10