Quảng Nam dồn toàn lực, nằm bắt cơ hội để bứt phá

NGUYỄN HOÀNG 09/05/2022 21:55

Nhiều cơ chế chính sách, nút thắt trong phát triển kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính tháo gỡ và tạo cơ hội cho Quảng Nam bứt phá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung….

>>Bất chấp gió lớn, doanh nghiệp Đông Nam Á có thể "cưỡi sóng" ra biển lớn

Các nút thắt và điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tại Quảng Nam đã được xử lý dứt điểm bằng tư duy kinh tế khai mở trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Nam hôm 27/3 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tất cả 9 kiến nghị của Quảng Nam được chấp thuận bằng thông báo của Văn phòng chính phủ hôm ngày 6/5. Tín hiệu đèn xanh đã được bật!

Sáng hôm nay (9/5) UBND tỉnh Quảng Nam triệu tập cuộc họp mà như lời Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định là cụ thể hóa những kết luận của Thủ tướng, tháo nút thắt, những lực cản được gỡ bỏ mở đường cho Quảng Nam phát triển bằng cơ chế chính sách đặc thù.

a

Nhiều cơ chế chính sách, cũng như nhiều nút thắt trong phát triển kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính tháo gở và tạo cơ hội thông thoáng cho Quảng Nam bứt phá.

Nhớ lại gần 2 thập kỷ trước, khi lãnh đạo Quảng Nam đi tiên phong xây dựng Khu Kinh tế mở (KTM) Chu Lai với khát vọng tạo dựng một không gian kinh tế riêng biệt khai mở thông thoáng với những cơ chế, chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho Quảng Nam và miền Trung.

Thế nhưng sau gần 2 thập kỷ, Khu KTM Chu Lai vẫn chưa được "cởi trói" bởi những rào cản cơ chế chính sách trói buộc và chưa được trao quyền thực nghiệm các chính sách mở của một khu kinh tế mở đúng nghĩa.

Ngay sân bay Chu Lai đã hơn 4 thập kỷ trôi qua với biết bao kỳ vọng xen cả khát vọng mở cửa bầu trời, biến sân bay Chu Lai thành sân bay trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực vùng Đông Nam Á. Nhưng đến thời điểm này tất cả chỉ là khát vọng!

Thủ tướng Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt nhiều kỳ vọng vào tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Những cơ chế chính sách đặc thù đã được Thủ tướng kết luận cụ thể bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 6/5 đó là việc yêu cầu Quảng Nam và các bộ ngành phải hoàn tất các dự án hay giải quyết kiến nghị, hướng dẫn địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn... Tất cả phải hoàn tất ngay trong quý 2 & 3 năm nay để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Một dẫn chứng vô cùng sinh động đó là khu cảng biển Kỳ Hà-Chu Lai được Bộ Giao thông phê duyệt là cảng biển loại 1 vào năm ngoái (ngày 22.9.2021). Nhưng đến nay vẫn chưa đón được tàu 5 vạn tấn làm hàng. Nên khi tổ hợp cơ khí ô tô Trường Hải khi xuất lô hàng Sơ mi Rơ móc (SMRM) sang Mỹ đã phải "quá cảnh" cảng Dung Quất cách đó hơn 20 km thay bằng 2 km.

Tổ hợp cơ khí ô tô được Thaco đã xây dựng thành công với chuổi giá trị từ sản xuất - logistic với khát vọng mở cửa biển đông vươn ra vùng Đông Bắc Á. Thế nhưng, đến bây giờ cảng biển Chu Lai vẫn chưa thể đón tàu tải trọng lớn để biến khu cảng này thành trung tâm giao nhận (logistic) vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu quốc tế.

a

Sau gần 2 thập kỷ, Khu kinh tế mở Chu Lai vẫn chưa được "cởi trói" bởi những rào cản cơ chế chính sách trói buộc và chưa được trao quyền thực nghiệm các chính sách mở 

Đó là chưa kể các điểm nghẽn và nút thắt từ  các tuyến quốc lộ 14D, 14E nối  vùng Tây nguyên và cuyên qua Lào, Campuchia trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây không thể tháo gở ngày một ngày hai. Bởi lực cản từ thủ tục hành chính. Mặc dù chủ trương quy hoạch đầu tư đã có từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng tất cả đều nằm trên giấy.

Ngay qui hoạch chung khu KTM Chu Lai đã được điều chỉnh mở rộng không gian vào cuối năm 2018. Nhưng đến nay đã nửa thập kỷ trôi qua, Quy hoạch chung xây dựng Khu KTM Chu Lai chưa thực sự phát huy tác dụng khi các đề xuất quy hoạch của các nhà đầu tư đều không thể thực hiện vì không phù hợp quy hoạch hiện hành...

Hàng loạt dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước vào Khu KTM Chu Lai trong nửa thập kỷ qua khi kiểm tra đều giẫm chân tại chỗ. Ngay cả đầu tư công nếu không vướng về quy hoạch, thủ tục thì cũng gặp khó khăn trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất từ rừng phòng hộ và thu hồi đất.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh trong nhiều cuộc làm việc với cơ quan chức năng Trung ương đã kiến nghị, đề xuất. Nhưng theo ông Thanh khẳng định những rào cản, vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định pháp luật…đã khiến việc đầu tư hạ tầng chiến lược như cảng hàng không, cảng biển, hệ thống giao thông khớp nối liên vùng để tạo lực cho địa phương phát triển như các kết luận của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các buổi làm việc trước đây đến nay vẫn chưa thực hiện đúng như chủ trương.

Khi làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra quyết định "khác biệt" mang tính đột phá đó là giao Quảng Nam chủ động xử lý những điểm nghẽn, vướng mắc bằng nội lực.

a

Những rào cản, vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định pháp luật…đã khiến việc đầu tư hạ tầng chiến lược như cảng hàng không, cảng biển, hệ thống giao thông khớp nối liên vùng chưa thể tạo lực cho địa phương phát triển.

Việc giao cho Quảng Nam chủ động xây dựng các đề án bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn theo hình thức xã hội hóa. Đầu tư, phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ silica; nghiên cứu nhu cầu đào tạo của vùng và địa phương, khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục đại học hiện có, trên cơ sở đó đề xuất phương án cụ thể, đảm bảo tính khả thi.

Đồng thời trao thẩm quyền cho Quảng Nam nghiên cứu, đề xuất triển khai đầu tư tuyến đường mới từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Kỳ Hà-Chu Lai theo hình thức PPP; xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm công nghiệp ngành phụ trợ và công nghiệp cơ khí tại Chu Lai. Xã hội hóa đầu tư luồng cửa Lở cho tàu 5 vạn tấn DWT, quy hoạch trung tâm logistic container... được giao cho Quảng Nam chủ động chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất, nghiên cứu, lập đề án, dự án trình Chính phủ quyết định.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng Trung ương đã kiến nghị, đề xuất nhưng vẫn chưa thể "gỡ rối".

Một điểm khác biệt và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong kết luận đó là "mệnh lệnh" của Thủ tướng yêu cầu thành lập tổ công tác đặc biệt do các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường… dẫn đầu để trực tiếp nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của Quảng Nam và xây dựng các đề án, từ trồng rừng, phát triển dược liệu, khu dự trữ khoáng sán, mở rộng dự án giao thông, làng đại học, xã hội hóa đầu tư khai thác Cảng hàng không Chu Lai gắn khu phi thuế quan Tam Quang hay sử dụng kinh phí tham quan di tích và lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa...

Thời hạn ấn định cho Quảng Nam và bộ ngành hoàn tất ngay trong năm 2022. Một khối lượng công việc của 9 kiến nghị được Thủ tướng chấp thuận bằng văn bản thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 6/5, và chỉ 3 ngày sau, 9/5, tỉnh Quảng Nam triệu tập phiên họp đặc biệt triển khai nhanh các kết luận của Thủ tướng.

Bởi nói như Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh rằng đây là cơ hội để Quảng Nam bức phá phát triển kinh tế bằng nội lực khi những rào cản cơ chế chính sách đã được Thủ tướng tháo gở.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam tính thu hồi dự án nhà ở xã hội của Công ty STO

    Quảng Nam tính thu hồi dự án nhà ở xã hội của Công ty STO

    11:00, 08/05/2022

  • Quảng Nam: Liên kết hành động phục hồi du lịch

    Quảng Nam: Liên kết hành động phục hồi du lịch

    02:00, 08/05/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Quảng Nam

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Quảng Nam

    22:23, 06/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam dồn toàn lực, nằm bắt cơ hội để bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO