Quảng Nam quyết tâm đầu tư sân bay và cảng biển

Diendandoanhnghiep.vn Cảng biển là lợi thế, tỉnh Quảng Nam quyết tâm huy động mọi nguồn lực để đầu tư với kỳ vọng biến vùng đất khó nghèo thành tỉnh động lực thu hút đầu tư tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên…

>>Doanh nghiệp năng lượng tái tạo đang “thoi thóp” chờ cơ chế

Mới đây trong chương trình công tác trọng tâm năm 2023, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đăng ký 8 nội dung vào chương trình công tác, trong đó quý II/2023 sẽ trình: Đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai; Đầu tư quốc lộ 14D và tuyến đường về Cảng Chu Lai; Đề án sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện Phú Ninh, Núi Thành, Tam Kỳ thành đô thị động lực.

Trong quý III/2023 Quảng Nam sẽ trình các nội dung: Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới Đô thị cổ Hội An và Đề án xã hội hóa Khu đền tháp Mỹ Sơn; Đề án hình thành và phát triển Trung tâm Công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ silica trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Đề án hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu tự nhiên; Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phi thuế quan Tam Quang; Đề xuất đầu tư luồng và cảng biển cho tàu 50.000 tấn.

Chỉ sau hơn 8 tháng Thủ tướng Chính phủ làm việc với tỉnh Quảng Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đã đồng ý chủ trương cho phép Quảng Nam đầu tư cơ sở hạ tầng chiến lược. Một cuộc chạy đua với thời gian, trong 8 nội dung, lãnh đạo Quảng Nam xác định sân bay, cảng biển là lợi thế.

 Giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép Quảng Nam đầu tư cơ sở hạ tầng chiến lược, xác định sân bay, cảng biển là lợi thế của địa phương.

Trong 8 nội dung mà Quảng Nam đề xuất với Chính phủ trong chương trình công tác trọng tâm 2023, lãnh đạo Quảng Nam xác định sân bay và cảng biển được xem là chìa khóa để mở cửa cho vùng kinh tế động lực miền Trung-Tây Nguyên.

Tại Hội thảo đầu tư cảng biển được tỉnh Quảng Nam tổ chức tại Tam Kỳ cuối tuần qua, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho rằng với đề xuất 100% vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng các tuyến luồng cảng biển ở Quảng Nam là đúng đắn phù hợp với xu thế và chủ trương, là bước đột phá, một hình mẫu về đầu tư xây dựng bến cảng.

Với đề xuất của mình, tỉnh Quảng Nam huy động 19.000 tỷ đồng vốn xã hội hóa 'rót' vào cảng biển  được tỉnh quy hoạch vùng đất vùng nước cảng biển Quảng Nam đến năm 2030 có tổng diện tích 139,2 ha.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn thiết kế, tổng nhu cầu vốn xây dựng cảng biển Quảng Nam theo quy hoạch đến năm 2030 là 19.000 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn các tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho hạ tầng thông tin hàng hải, các công trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các vùng neo chờ đợi cầu, đợi luồng vào các khu bến cảng biển Quảng Nam.

a

Đề xuất 100% vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng các tuyến luồng cảng biển ở Quảng Nam là đúng đắn phù hợp với xu thế và chủ trương, là bước đột phá, một hình mẫu về đầu tư xây dựng bến cảng.

Tổng nguồn vốn huy động ưu tiên đầu tư thiết lập tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 DWT. Đây là hạng mục công trình quan trọng vừa đảm bảo khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng cảng biển đã và đang đầu tư, vừa có tính chất quyết định cho việc phát triển cảng biển Quảng Nam và khu Kinh tế mở Chu Lai theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

Tuyến luồng được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn của doanh nghiệp, trong đó nhà đầu tư thực hiện đầu tư toàn bộ tuyến luồng, đê/kè chắn sát, giảm sóng, báo hiệu hàng hải, thiết lập vùng đón trả hoa tiêu cho tuyến luồng mới đồng bộ với khu bến Tam Hòa và khu phi thuế quan (bao gồm cả đường sau cảng) và tự chịu trách nhiệm duy tu, vận hành khai thác tuyến luồng. Đầu tư hạ tầng thông tin hàng hải, các công trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các vùng neo chờ đợi cầu, đợi luồng vào các khu bến cảng biển Quảng Nam.

Bến cảng biển từ nay đến năm 2025, đưa vào khai thác các bến số 2 cảng Tam Hiệp tiếp nhận tầu 50.000DWT; cải tạo nâng cấp cảng Kỳ Hà phục vụ Nhà máy xử lý khí. Giai đoạn 2025-2030 hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 2 bến khởi động tại Tam Hòa đồng bộ với tuyến luồng Cửa Lở cho tầu 50.000DWT.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Quảng Nam thời gian qua có tăng trưởng khá, năm 2021 đạt 2,52 triệu tấn, mức tăng trưởng đạt trên 16%, số lượng tàu lớn ra vào ngày càng nhiều. Cảng biển ở Quảng Nam còn đáp ứng vai trò tránh trú bão.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân việc đầu tư xây dựng phát triển cảng biển Quảng Nam chưa được như quy hoạch, trong đó nguyên nhân quan trọng là điểm nghẽn về tuyến luồng.

a

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng, việc xây dựng bến cảng Quảng Nam và tuyến luồng này không tách riêng thuần túy là cảng biển mà còn gắn kết với hệ thống sân bay Chu Lai

Kết quả nghiên cứu đề xuất quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước, cảng biển Quảng Nam và đề xuất đầu tư luồng cảng biển nước sâu theo quy hoạch được nghiên cứu sâu, bài bản, cẩn trọng. Không chỉ đề xuất xây dựng tuyến luồng mà đề xuất tổng thể toàn diện tuyến luồng, đầu tư quy hoạch về bến cảng, khu phi thuế quan, khu công nghiệp hậu cần... Kết quả nhận được đồng thuận cao của các chuyên gia đầu ngành. Đây là tiền đề quan trọng để Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định trình Bộ GTVT, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Đặc biệt, việc huy động 100% vốn xã hội hoá để đầu tư xây dựng tuyến luồng cảng biển này là đề xuất đúng đắn, phù hợp xu thế và chủ trương. Đây là bước đột phá, hình mẫu về đề xuất đầu tư xây dựng bến cảng” – ông Sang khẳng định.

Thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị tư vấn nghiên cứu về tiến độ đầu tư trong bối cảnh nhu cầu lớn, cần phân kỳ vừa đầu tư vừa khai thác, không đợi đến khi luồng đón tàu 50.000 tấn. Đồng thời lưu ý bổ sung quy hoạch khu neo trong luồng nước cảng biển. Song song lộ trình đầu tư tuyến luồng mới, cần nghiên cứu đề xuất đầu tư duy tu tuyến luồng cũ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng, việc xây dựng bến cảng Quảng Nam và tuyến luồng này không tách riêng thuần túy là cảng biển mà còn gắn kết với hệ thống sân bay Chu Lai (đang được đề xuất đầu tư thành cảng hàng không quốc tế cấp 4F). Ngoài ra, kết nối hệ thống đường bộ theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây kết nối với các nước trong khu vực Lào, Thái Lan, Myanmar….

"Cảng biển - sân bay - đường bộ liên vùng được đầu tư đồng bộ. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án chiến lược này từ nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng nguồn vốn ngân sách", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam quyết tâm đầu tư sân bay và cảng biển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714027493 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714027493 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10