Quảng Ninh: Đẩy mạnh thu hút đầu tư dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Quảng Ninh đã tập trung ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, coi đây là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế.

>>> Quảng Ninh: Dự kiến mốc 1 tỷ USD vốn FDI trong quý 1

>>> Quảng Ninh: Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Tại các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 120 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực (Trong ảnh: KCN Bắc Tiền Phong - Ảnh: Huy Dung)

Tại các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 120 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực (Trong ảnh: KCN Bắc Tiền Phong - Ảnh: Huy Dung)

Tiếp tục là động lực tăng trưởng

Trong 3 năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân đạt 19,68% và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP. Các dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu tập trung tại các KKT, KCN.

Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.098 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đăng ký đạt 230.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực ngoài các KKT, KCN có 980 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký đạt trên 15.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 75.800 người.

Còn tại các KKT, KCN hiện có trên 120 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 215.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoạt động tại các KKT, KCN tuy có số lượng không nhiều, nhưng hầu hết đều là những doanh nghiệp đầu tư các dự án trung bình và lớn, có đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.

KCN Sông Khoai hiện đang bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết yếu, đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất đón các nhà đầu tư thứ cấp

KCN Sông Khoai đã và đang bổ sung, nâng cấp hạ tầng thiết yếu, đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất đón các nhà đầu tư thứ cấp

Chỉ tính trong 2 tháng năm 2024, chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thể hiện vai trò là động lực mới trong tăng trưởng kinh tế khi tăng 39,34% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này đã thu hút 7/8 dự án FDI vào các KCN thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 500 triệu USD, đứng thứ 2 và chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư cả nước. Những đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là yếu tố quan trọng để địa phương này duy trì đà tăng trưởng kinh tế 2 con số; tạo bước phát triển đột phá, để Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại.

Theo ông Tsuchimochi Atsusi - Tổng giám đốc Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam, phía doanh nghiệp đánh giá cao những lợi thế của tỉnh Quảng Ninh trong việc thu hút các dự án đầu tư, nhất là lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông. Hiện có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh. Phía doanh nghiệp tin rằng, thời gian tới, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản như công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam cũng sẽ lựa chọn Quảng Ninh để triển khai các dự án đầu tư.

Dồn lực cho phát triển

Thực tế, công nghiệp chế biến, chế tạo được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong 3 trụ cột chính của nền công nghiệp. Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025 ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tình  sẽ chiếm tỷ trọng hơn 15% trong GRDP; tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân 17%/năm; thu hút tổng vốn đầu tư đạt trên 50.000 tỷ đồng; tạo ra ít nhất 30.000 chỗ làm việc mới. Định hướng đến năm 2030, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 20% trong GRDP; tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân 20%/năm; thu hút tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt hơn 100.000 tỷ đồng; tạo ra khoảng 50.000 chỗ làm việc mới.

Chỉ tính trong 2 tháng năm 2024, chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh tăng 39,34% so với cùng kỳ năm 2023 (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Chỉ tính trong 2 tháng năm 2024, chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh tăng 39,34% so với cùng kỳ năm 2023 (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh hiện đang đẩy mạnh công tác GPMB và giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng KCN, đảm bảo đủ điều kiện thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án. Đồng thời, triển khai hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030”; nâng cao chất lượng thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp...

Đồng thời, địa phương này cũng tập trung cho hoạt động đào tạo nghề, kết nối lao động; thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, sử dụng tiết kiệm đất, hiệu quả đầu tư cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa, đẩy nhanh triển khai các dự án của các doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động ổn định, bổ sung năng lực tăng thêm, tăng năng suất, sản lượng như dự án xây dựng Dự án Nhà máy FMNV Foxcon, Nhà máy ô tô Thành Công, Dự án Nhà máy sản xuất màn hình tivi TCL…

Theo đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh Quảng Ninh ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư và sẵn sàng tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt, nhất là phát triển du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện đại; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghệ cao, công nghệ thông minh, trọng tâm là các KCN, KKT, trọng điểm là KKT Quảng Yên, Móng Cái, Vân Đồn, các KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ như Đông Mai, Sông Khoai, Bắc Tiền Phong, Việt Hưng…

“Tỉnh sẽ tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt”, ông Cao Tường Huy – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Còn theo đại diện Công ty CP Đô thị Amata - chủ đầu tư hạ tầng KCN Sông Khoai, sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, KCN Sông Khoai đã thu hút được 15 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 2,4 tỷ USD. Trong đó có 3 dự án với diện tích khoảng 60ha đang hoạt động, 6 dự án khác đang trong quá trình xây dựng. Từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 5 dự án nữa bắt đầu quá trình xây dựng và triển khai. Mục tiêu của Tập đoàn Amata cũng như của tỉnh Quảng Ninh là đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao vào KCN Sông Khoai. Qua đó, tham gia và đóng góp cao vào chuỗi giá trị sản xuất của KKT ven biển Quảng Yên và của tỉnh Quảng Ninh.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Đẩy mạnh thu hút đầu tư dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714351767 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714351767 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10