Cảng quốc tế Cái Lân (TP. Hạ Long) ra đời nhằm thu hút, tiếp nhận hàng hóa container trong nước và thế giới, nhưng đến nay chỉ chủ yếu phục vụ các tàu chở hàng rời, dăm gỗ.
>>Quảng Ninh: Cảng Cái Lân “rơi vào ngõ cụt”
Năm 2014, Cảng Cái Lân từng khiến nhiều người ngạc nhiên khi công bố mỗi tháng lỗ khoảng 1 triệu USD, dù vị trí cảng và các đối tác trong liên doanh có nhiều điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế. Đến năm 2017, cảng Cái Lân khai trường tuyến hàng hải quốc tế ACS và đón tàu Container Huyndai Premium (quốc tịch Liberia) sức chở 5.023 TEU là tàu Cotainer thứ 2 có sức chở lớn nhất từng cập cảng Cái Lân nói riêng và miền Bắc nói chung. Nhưng đến nay, những con tàu lớn đó đã không thể quay trở lại với cảng Cái Lân. Hiện nay, cảng này vẫn trong tình trạng thua lỗ.
Theo đại diện cảng Cái Lân, những con tàu container trọng tải lớn không thể cập cảng Cái Lân do tuyến hàng hải ACS đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2020 do đại dịch. Tuy nhiên, đại dịch chỉ bùng nổ cách đây khoảng hơn 2 năm nay. Phần lớn thời gian trước đó, cảng Cái Lân vẫn chưa khắc phục bất cập hạ tầng để trở thành trung tâm cảng biển của Bắc Bộ. Cụ thể, ở luồng vào bến cảng Cái Lân, độ sâu theo thiết kế khi thủy triều thấp là -10m và độ sâu trước bến là -13m, tuy nhiên cảng thường xuyên bị phù sa bồi lấp, khiến các tàu hàng trên 50.000DWT tấn đều phải sang tải, hạ tải. Điều này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở cảng đã xuống cấp, đường ra vào chật hẹp, thường xuyên bị ùn tắc. Điều này khiến cảng Cái Lân mất nhiều lợi thế so với cảng Lạch Huyện (TP.Hải Phòng).
Ngoài ra, cảng Cái Lân chưa quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe chờ vào cảng, gây ùn tắc và mất an toàn giao thông. Đặc biệt, tuyến đường sắt nghìn tỷ Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long, với kỳ vọng như đòn bẩy cho cảng Cái Lân, nhưng hàng chục năm nay vẫn chưa hoàn thiện.
Có thể bạn quan tâm