Quảng Ninh: Thương mại điện tử “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế

MINH HUỆ 08/12/2021 00:23

Xây dựng nền tảng để thương mại điện tử phát triển đó cũng là kênh hứa hẹn đem lại giá trị gia tăng lớn hơn cho các ngành sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh.

>>>Sàn thương mại điện tử trong nước thiếu "sân chơi" cho các nhà bán hàng

Hiệu quả…

Thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng được người dân, doanh nghiệp của Quảng Ninh quan tâm nhiều hơn, bởi những tiện ích mới, ưu thế hơn hẳn so với các kênh bán hàng truyền thống trước đây. Hiện nay (TMĐT) đang trở thành kênh phân phối triển vọng đối với doanh nghiệp và nông dân, đặc biệt trong thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn ở kênh phân phối này.

Quảng Ninh đang có rất nhiều các mặt hàng nông sản được ưa chuộng tại thị trường và có sản lượng thu hoạch lớn như: Na, dưa lưới, vải thiều, bưởi, các loại thủy hải sản tươi, khô…

Quảng Ninh đang có rất nhiều các mặt hàng nông sản được ưa chuộng tại thị trường và có sản lượng thu hoạch lớn như: Na, dưa lưới, vải thiều, bưởi, các loại thủy hải sản tươi, khô…

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Ninh: trên sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh (http://thuonghieuquangninh.gov.vn/; http://teqni.gov.vn/) hiện có 305 sản phẩm của 75 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được niêm yết và giao dịch trực tuyến. Trong đó, có các sản phẩm nông thủy sản của tỉnh. Hệ thống sàn thu hút bình quân trên 1.000 lượt truy cập mỗi ngày. Từ đầu năm đến nay, đã có trên 2.000 đơn đặt hàng (trong đó có khoảng 80% chuyển cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch), doanh thu bán hàng qua sàn đạt gần 1,5 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện tại, sàn giao dịch TMĐT Quảng Ninh có nhiều sản phẩm OCOP từ 3-5 sao do tỉnh kiểm duyệt, được quảng bá với đầy đủ các thông tin chi tiết về mẫu mã, giá niêm yết, xuất xứ, liên hệ nhà sản xuất... Nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách, như: Chả mực Hạ Long, mực một nắng Cô Tô, hàu sữa chưng thịt, miến dong Bình Liêu, gà Tiên Yên, nước mắm Cái Rồng, ruốc trai, ruốc hàu... Từ đầu năm đến nay, đã có gần 2.500 đơn đặt hàng được thực hiện qua sàn, doanh thu đạt hơn 1,3 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Quảng Ninh chú trọng đưa các sản phẩm nông sản của địa phương lên các sàn TMĐT

Quảng Ninh chú trọng đưa các sản phẩm nông sản của địa phương lên các sàn TMĐT

>>>Quảng Ninh: Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao sản phẩm OCOP

Được biết, vừa qua Sở Công Thương phối hợp với một số sàn thương mại điện tử trong nước hỗ trợ mở gian hàng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh trên các sàn TMĐT Sàn postmart.vn: 136 sản phẩm; Sàn voso: 121 sản phẩm; Sàn Sen do 115 sản phẩm. (bao gồm các sản phẩm OCOP như: muối Sá sùng, Nước Mắm Sá sùng...). Ngoài ra, kênh bán hàng online của các chuỗi cửa hàng lớn tại Quảng Ninh như Vinmart, Vinmart +, siêu thị Go!; siêu thị MM Mega Market; siêu thị TTP; siêu thị Lan Chi…cũng có lượng giao dịch lớn. Từ ngày 15/9 - 29/9/2021 đạt 8.982 đơn hàng tương đương trên 4,2 tỷ đồng.

Lũy kế từ ngày 1/01/2021 đến ngày 25/10/2021, trên địa bàn tỉnh có đạt 289.105 đơn hàng giao dịch qua hình thức thương mại điện tử, tương đương gần 373 tỷ đồng. Không chỉ thời điểm dịch bệnh mà trước đó không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã chủ động tìm đến các sàn TMĐT để đăng ký.

Nhờ đó, nhiều đơn vị đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, tiếp cận với các kênh phân phối lớn. Như tại thị xã Đông Triều, UBND thị xã đã xây dựng và đưa vào vận hành sàn TMĐT “DongTrieuMart.vn”, nhờ đó nhiều sản phẩm nông sản nói riêng và các sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương được nâng cao giá trị, đa dạng thêm kênh phân phối, góp phần hỗ trợ tiêu thụ…

Theo ông Thân Ngọc Lợi - Quản trị sàn Đông Triều Mart - cho biết: Kế hoạch đề ra là đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thiện và khi đó đối tượng được hướng đến không chỉ là khách hàng trong thị xã, trong tỉnh mà còn là khách hàng trong cả nước.

Tiếp tục mở rộng thương mại điện tử…

Bên cạnh kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động của sàn giao dịch TMĐT Quảng Ninh, các địa phương trong tỉnh cũng đã và đang chủ động, nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển các sàn TMĐT của riêng mình. Trong đó, đi đầu và đạt hiệu quả nhất phải kể đến sàn TMĐT Đông Triều Mart (http://dongtrieumart.vn) của TX Đông Triều. Bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 8/2021, đến nay, Đông Triều Mart đã đưa được nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của thị xã, như: Gạo nếp cái hoa vàng, sữa tươi và sản phẩm từ sữa, nấm, sản phẩm từ rươi và cáy, na, vải, bưởi, thanh long, mít...; sản phẩm chăn nuôi như: Thịt gà, thịt lợn, trứng; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như gốm sứ... lên sàn. Đặc biệt, một số sản phẩm dịch vụ như: Du lịch làng quê Yên Đức, dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... và các quà tặng lưu niệm phục vụ du lịch cũng đã xuất hiện trên Đông Triều Mart.

Hiện tại, sàn giao dịch TMĐT Quảng Ninh có nhiều sản phẩm OCOP từ 3-5 sao do tỉnh kiểm duyệt, được quảng bá với đầy đủ các thông tin chi tiết về mẫu mã, giá niêm yết, xuất xứ, liên hệ nhà sản xuất

Hiện tại, sàn giao dịch TMĐT Quảng Ninh có nhiều sản phẩm OCOP từ 3-5 sao do tỉnh kiểm duyệt, được quảng bá với đầy đủ các thông tin chi tiết về mẫu mã, giá niêm yết, xuất xứ, liên hệ nhà sản xuất

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển TMĐT tại địa phương, việc đưa các sản phẩm của tỉnh lên tiêu thụ tại các sàn TMĐT kênh phân phối lớn, có uy tín đang được các doanh nghiệp trong tỉnh hết sức chú trọng, dần trở thành định hướng lâu dài để phát triển sản phẩm. Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương (Sở Công Thương), đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 30 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thực hiện phân phối hàng hóa trên các sàn TMĐT, các kênh phân phối lớn trong nước như Voso, Tiki, Sendo, Postmart… Các sản phẩm của Quảng Ninh trên các sàn TMĐT đa phần đều nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của người tiêu dùng. Điển hình như tại sàn postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, hiện Quảng Ninh có hơn 100 sản phẩm OCOP tham gia giao dịch với doanh thu ước tính trong năm 2021 đạt gần 1,5 tỷ đồng/tổng số đơn hàng; các sản phẩm của Quảng Ninh đều được đánh giá chất lượng trên 4 sao…

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 50% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hiện đại, các hộ gia đình và cá nhân sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng; doanh số giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp - người tiêu dùng sẽ tăng bình quân 15%/năm. Đồng thời, sẽ có 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử; 90% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử... Cùng với đó, dự kiến mỗi năm tỉnh sẽ hỗ trợ 10 đơn vị là các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất xây dựng phần mềm quản lý bán hàng, quản lý doanh nghiệp, marketing, logistics, tích hợp giải pháp thẻ thanh toán TMĐT trên trang website…

Đông Triều là thị xã đầu tiên của Quảng Ninh xây dựng sàn thương mại điện tử để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Đông Triều là thị xã đầu tiên của Quảng Ninh xây dựng sàn TMĐT 

Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh đang tập trung phát triển và hoàn thiện hạ tầng TMĐT của tỉnh, trong đó tập trung vào hệ thống hỗ trợ giao dịch trực tuyến, tích hợp thanh toán, hóa đơn điện tử và các giải pháp xác thực thông tin giao dịch; triển khai trung tâm giải quyết tranh chấp kết hợp với thanh toán đảm bảo, hệ thống quản lý trực tuyến dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng…

Ngoài ra, tỉnh còn rất chú trọng đến việc hỗ trợ, đồng hành nâng cao năng lực cho doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong và ngoài nước. Tháng 6/2021, Sở Công Thương đã chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh qua “Gian hàng Việt” trên các sàn TMĐT. Tại hội nghị, đại diện các sàn TMĐT và đơn vị phân phối hàng hóa lớn như Tiki, Sendo, Soso.vn, Shopee… đã trao đổi, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh về việc phát triển kinh doanh trên môi trường trực tuyến, quy trình và cách thức phân phối hàng hóa, chính sách ưu đãi do sàn TMĐT xây dựng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn TMĐT…

Tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển TMĐT năm 2022 thích ứng an toàn trong tình hình mới. Đến năm 2025 có thể đạt tỷ lệ 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao sản phẩm OCOP

    Quảng Ninh: Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao sản phẩm OCOP

    01:28, 06/12/2021

  • Quảng Ninh: Tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    Quảng Ninh: Tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    00:58, 06/12/2021

  • “Tận diệt” thủy hải sản ở Quảng Ninh

    “Tận diệt” thủy hải sản ở Quảng Ninh

    19:56, 02/12/2021

  • Quảng Ninh: Chuyển điện than chưa đầu tư sang điện khí, điện gió

    Quảng Ninh: Chuyển điện than chưa đầu tư sang điện khí, điện gió

    00:17, 07/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Thương mại điện tử “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO