Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng trong tháng 7 tới

NGUYỄN VIỆT 14/06/2021 17:22

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/7 tới đây sẽ dành 5 ngày làm công tác nhân sự. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khóa mới.

Chiều 14/6, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Theo dự kiến chương trình kỳ họp được xây dựng theo hướng không tiến hành công tác tổ chức, nhân sự liền mạch từ đầu đến cuối mà bố trí xen kẽ với các nội dung khác để vừa thực hiện đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục, vừa tiết kiệm thời gian.

Qua đó, trong thời gian Quốc hội bầu, phê chuẩn nhân sự, các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm chất lượng các dự thảo nghị quyết. Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhân sự các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội ngay sau phiên khai mạc để các cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Vì đến thời điểm khai mạc kỳ họp, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV sẽ kết thúc nhiệm vụ; riêng Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV được hoạt động cho đến khi Quốc hội bầu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Còn thời điểm cụ thể xem xét, tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với lịch công tác của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Tổng Thư ký sẽ trao đổi với Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ để phối hợp tham mưu vấn đề này.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV: Sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khóa mới.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khóa mới.

Theo ông Cường, đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ nên sẽ bố trí để Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc.

Tuy nhiên, vào thời điểm khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XV chưa được bầu để trình bày báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội, nên đề nghị phân công Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV (ông Vũ Hồng Thanh) trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế khóa XIV.

Dự kiến, tổng thời gian kỳ họp là 11,5 ngày làm việc. Trong đó, công tác nhân sự 5 ngày; xem xét các báo cáo và một số nội dung khác 4,5 ngày; trù bị 0,5 ngày; khai mạc, bế mạc 1 ngày; dự phòng 0,5 ngày. Quốc hội họp phiên trù bị vào chiều ngày 19/7, khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 3/8.

Với đặc thù về nội dung kỳ họp, Quốc hội cần họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho kỳ họp, nhất là có phương án, kế hoạch cụ thể cho phòng, chống dịch theo tình hình thực tế”, ông Cường cho biết.

Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất làm xen kẽ công tác nhân sự. Qua đó, công tác nhân sự sẽ được tiến hành trước, còn các nội dung khác sẽ được thực hiện sau.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại diện hai dân tộc thiểu số lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội

    Đại diện hai dân tộc thiểu số lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội

    12:57, 14/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng trong tháng 7 tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO