Quốc khánh 2/9 và đường đến dân chủ

Diendandoanhnghiep.vn Dân chủ tuy là các giá trị phổ quát nhưng không có khuôn mẫu, mô hình nào là duy nhất.

Cách đây khá nhiều năm, khi trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế về vấn đề đa đảng lãnh đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc không, đất nước có ổn định ngày càng đi lên hay không”.

Đúng ngày này cách đây 76 năm, Bác Hồ đọc

Đúng ngày này cách đây 76 năm, Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh nền dân chủ kiểu mới

Sự ra đời của mỗi quốc gia là không giống nhau, có dân tộc phải đấu tranh với chính mình, có quốc gia phải chiến đấu với ngoại bang. Suốt tiền trình lịch sử có những đế chế mất đi, có những quốc gia mới sinh ra, thực tiễn này là khách quan.

Bản thân nước Mỹ hùng cường cũng một thời dưới gót dày đế quốc Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, khi đánh đuổi xong ngoại bang người Mỹ tiếp tục nội chiến đẫm máu bãi bỏ chế độ phân biệt nô lệ, da màu hai miền trước khi độc lập hoàn toàn.

Thể chế đế quốc Mỹ xâm lược hầu hết châu Á, Mỹ Latin, Phi trong thế kỷ 20, nhưng hóa ra cách đó vài trăm năm người gốc Á là tổ tiên khai sinh ra lục địa Bắc Mỹ.

Hay người Do thái, họ bị săn lùng truy đuổi dưới chế độ Đức quốc xã, không mảnh đất cắm dùi, không một đạo quân nào xâm lược họ nhưng cả dân tộc tứ tán mỗi người một phương, mãi đến thế kỷ 20 mới an cư trên sa mạc Negrev, một mình đối đầu với cả thế giới Hồi giáo.

Các dân tộc vùng Trung Cận Đông từng có khoảng thời gian dài thanh bình yên ả, nhưng đùng một cái xung đột xảy ra, cảnh “nồi da nấu thịt” chưa biết ngày nào kết thúc.

Hay nước Việt Nam ta từ thuở lọt lòng đã đối chọi với cả thảy 83 triều đại phong kiến Trung Quốc suốt chiều dài 4.000 năm, điểm xen là chống đế quốc, thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

Tất cả các cuộc chiến lớn nhỏ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều chung một nguồn gốc, đó là giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… để cuối cùng khẳng định quyền làm chủ.

Vì sao các quốc gia tư bản không tiếc bom đạn súng ống dội xuống khắp nơi trên thế giới? Chẳng qua cũng chỉ hiện thực hóa quyền làm chủ/ bá chủ. Vì sao các quốc gia thuộc địa nhỏ yếu có thể vùng dậy mạnh mẽ? Ấy cũng chính là thực hiện khát vọng được làm chủ.

Vì thế, dân chủ không từ trên trời rơi xuống, không ai ban tặng, cho biếu. Như K. Marx triết lý “hạnh phúc là đấu tranh”. Không đấu tranh là vùi dập mâu thuẫn, là triệt tiêu động lực tiến bộ, tức là tự thỏa mãn, chủ quan, duy ý chí. Ắt dẫn đến phi dân chủ.

Không chỉ là đấu tranh với ngoại bang mà còn đấu tranh với chình mình. Là sự giằng xé lương tâm, phân vân giữa lợi ích công và lợi ích tư, đắn đo giữa cái riêng và cái chung. Thực tiễn chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng ở nước ta cho thấy, nhiều khi đấu tranh không xuất hiện đúng lúc dẫn đến hậu quả khôn lường.

Cho nên, dân chủ phải đổi bằng xương máu, thời gian, V. Lenin ví đêm trước của cuộc cách mạng vô sản “như cơn đau đẻ kéo dài”. Có điều, máu của ta, máu của kẻ thù đều như nhau, đều đổ xuống vì quan điểm dân chủ mỗi nơi một khác.

Người Mỹ cho rằng, họ can dự vào Ai Cập, Lybia, Syria, Afghanistan, cách mạng màu… là mang đến nền dân chủ. Nhưng đa số người Trung Đông và nhân loại yêu hòa bình trên thế giới thì không nghĩ vậy, thực tiễn cũng không chứng minh điều ấy.

Dân chủ là giá trị phổ quát nhưng không có khuôn mẫu nào là duy nhất

Dân chủ là giá trị phổ quát nhưng không có khuôn mẫu nào là duy nhất

Vấn đề ở đây là gì? Dân chủ tuy là giá trị phổ quát mà loài người hướng đến nhưng không có khuôn mẫu cụ thể nào có thể đúc ra y hệt như nhau. Không phải chỉ có tư bản chủ nghĩa, đa đảng mới có dân chủ; cũng chưa hẳn dân chủ xã hội chủ nghĩa là đỉnh cao vô đối.

Thế giới hơn 7 tỷ người, hơn 200 quốc gia, hàng trăm tôn giáo, hàng nghìn dân tộc, nhiều chế độ chính trị, nhiều kết cấu xã hội, nhân khẩu học đa dạng,… nên không có chuyện dân chủ của dân tộc này, nước này cũng là dân chủ của nước khác, dân tộc khác.

Dân chủ là một biến số, thay đổi liên tục cùng với sự tiến bộ về kinh tế, xã hội, nhận thức, tri thức. Điều đó buộc các chế độ không ngừng thay đổi cách thức tạo ra dân chủ và duy trì dân chủ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quốc khánh 2/9 và đường đến dân chủ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280592 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280592 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10