Dear Our Community, BritCham và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa phối hợp ra mắt “Chương Trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững.
>>HDBank - ngân hàng duy nhất tại Việt Nam vừa được vinh danh về phát triển bền vững
Ông Graham Stuart, Quốc vụ khanh phụ trách An ninh năng lượng và trung hòa carbon của Vương quốc Anh, đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 31/7 đến 3/8, đã tham dự chương trình.
Chuyến thăm của Quốc vụ khanh Stuart đến Việt Nam được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh - Việt Nam, đánh dấu sự tăng cường tăng cường hỗ trợ của Vương quốc Anh đối với quá trình chuyển dịch năng lượng sạch của Việt Nam.
Trong chuỗi hoạt động của mình tại Việt Nam, ông Stuart gặp gỡ đại diện của Chính phủ Việt Nam ở cấp trung ương và địa phương để thúc đẩy hợp tác về phát thải ròng bằng 0; sẽ dành thời gian thăm các dự án điện mặt trời và điện gió đã góp phần chuyển dịch năng lượng sạch của Việt Nam; đồng thời gặp gỡ các đối tác quan trọng để thảo luận về việc các dự án đầu tư của Vương quốc Anh có thể đóng góp như thế nào cho nỗ lực chung để duy trì nhiệt độ nóng lên trái đất không quá 1,5°C... Việc ông dành thời gian tham dự Lễ ra mắt “Chương Trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững” cho thấy ý nghĩa quan trọng của chương trình.
Phát biểu tại sự kiện, ông Graham Stuart, Quốc vụ khanh phụ trách An ninh năng lượng và trung hòa carbon của Vương quốc Anh, cho biết: "Vào năm ngoái, tôi đã có dịp đến thăm Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên Thương mại của Thủ tướng, và tôi rất vui mừng được khánh thành Trường Reigate Grammar School và ra mắt một số học bổng mới nhằm giúp trẻ em Hà Nội phát huy tiềm năng của mình.
Thật tuyệt vời khi trở lại đây với tư cách là Quốc vụ khanh Phụ trách An ninh Năng lượng và Trung hòa Các-bon để tham dự buổi ra mắt Chương trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững.
Sự hợp tác giữa ngân hàng Standard Chartered của Vương quốc Anh và tổ chức Dear Our Community của Việt Nam là một điều tuyệt vời, huy động đầu tư tư nhân vào việc phát triển của người trẻ.
Điều này sẽ khuyến khích họ theo đuổi sự nghiệp phù hợp với khả năng, kỹ năng và đam mê, đồng thời thấm nhuần nhận thức về trách nhiệm với khí hậu trong mọi hoạt động.
Chúng ta không chỉ cần thế hệ tương lai tồn tại mà còn phải phát triển mạnh mẽ, bằng cách khuyến khích các bạn trẻ tích hợp những thực hành có trách nhiệm vào những gì họ làm trong tương lai. Việc này sẽ đảm bảo việc theo đuổi lợi nhuận đi đôi với bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là một bước tiến nữa trên hành trình hướng đến mục tiêu trung hòa các bon của đất nước".
>> Nam A Bank – Tăng trưởng bằng chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả
Ông cũng chia sẻ thêm, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 - COP26 ở Glasgow, ông rất vui khi thấy Việt Nam cam kết đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 vào năm 2050. Vương quốc Anh cũng đang hướng tới mục tiêu đó. Dù rằng đây là một mục tiêu không hề dễ dàng, nhưng thông qua sự hợp tác hiệu quả giữa chính phủ, doanh nghiệp và đối tác quốc tế, chúng ta vẫn có thể đạt được điều đó cùng nhau.
"Tôi thật tự hào khi thông qua Chương trình Thúc đẩy Tài chính về Biến đổi Khí hậu, Đối tác Chuyển Dịch Năng Lượng Công Bằng (JETP), và Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0, sự hợp tác giữa Việt Nam, Vương quốc Anh và các quốc gia có cùng quan điểm có thể mang về 15,5 tỷ USD để đầu tư vào hỗ trợ kỹ thuật và tài chính tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu đề ra", ông nói thêm.
Nhắc đến Standard Chartered với sự ủng hộ hết mình cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt, ông cũng bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến và mong đợi được theo dõi chi tiết tiến trình của Chương trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững.
Tại sự kiện, ông Harmander Mahal- Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ, Khối Dịch vụ Khách hàng ưu tiên, Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và nhóm 4 nước châu Á, Ngân hàng Standard Chartered- cũng chia sẻ:Chương Trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững - một chương trình ý nghĩa do Dear Our Community thực hiện nhằm thúc đẩy tư duy và hành động bền vững tại Việt Nam.
Đây là một sáng kiến hết sức phù hợp với một thị trường mới nổi như Việt Nam, nhất là khi chính phủ đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo ông, sáng kiến này cũng hoàn toàn phù hợp với những gì Ngân hàng Standard Chartered đã và đang thực hiện. Bền vững là yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của chúng tôi. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bền vững nhất thế giới, chúng tôi cam kết hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững và tạo ra tác động tích cực lên xã hội và môi trường ở các thị trường nơi chúng tôi hoạt động.
"Tại Việt Nam, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều sáng kiến góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh, như tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, quảng bá các sản phẩm tài chính xanh và nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu và bền vững đến khách hàng, cán bộ nhân viên và cộng đồng. Ngân hàng Standard Chartered đã đồng tổ chức Hội nghị Đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề của Hội nghị COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh vào năm 2021 và đã trao các Biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam để hỗ trợ các dự án phát triển bền vững", ông Harmander Mahal - Ngân hàng Standard Chartered bày tỏ.
Ông cũng cho biết hiện nay, nhà băng này đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan để hỗ trợ và thực hiện các dự án giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về phòng chống biến đổi khí hậu. Một trong số những hoạt động nổi bật là việc triển khai Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam và thành lập, vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện tại Việt Nam.
Tại sự kiện cũng diễn ra lễ công bố quan hệ đối tác giữa ngân hàng Standard Chartered Việt Nam) và Dear Our Community. Trong đó, ngân hàng Standard Chartered sẽ công bố chính thức sự tham gia tài trợ cho “Chương Trình Ươm Mầm Phát Triển Bền Vững” để hỗ trợ lực lượng lao động trẻ có kiến thức thực tế về ESG và phát triển bền vững nhằm góp phần đóng góp cho tương lai xanh tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 1): Kinh nghiệm tại các quốc gia
11:00, 26/07/2023
Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 2): Giải pháp tại vùng Đông Nam Bộ
05:25, 27/07/2023
Cần thiết xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh
05:20, 20/05/2023
Giải pháp thu hút đầu tư tài chính xanh cho châu Á
11:08, 18/04/2023