Quy định thời hạn tham gia hoạt động doanh nghiệp sau thôi chức vụ còn thiếu hợp lý

Bài: ANH KHÔI - Ảnh: QUỐC TUẤN 27/05/2023 03:30

Góp ý Dự thảo Thông tư về người có chức vụ, quyền hạn thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng, VCCI cho rằng, quy định về thời hạn còn thiếu hợp lý…

>> Một số quy định tại Dự thảo Thông tư về hoạt động thông tin tín dụng còn thiếu rõ ràng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2965/BXD-TCCB của Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2965/BXD-TCCB của Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư - Ảnh minh họa

VCCI vừa có văn bản trả lời Công văn số 2965/BXD-TCCB của Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư - Ảnh minh họa

Theo đó, góp ý về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ (Điều 5)

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 5 Dự thảo quy định, thời hạn của người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực “quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” không được thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ là “trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền”.

Với quy định đã nêu, VCCI cho rằng, quy định thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã của lĩnh vực này bằng với thời hạn của các lĩnh vực khác quy định tại các khoản từ 1 đến 8 Điều 4 Dự thảo là chưa hợp lý. Bởi vì, trong lĩnh vực “quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, cơ quan quản lý Nhà nước ở vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước và cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, với mục tiêu là kiểm soát, đảm bảo sử dụng vốn Nhà nước khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.

Tính chất này khác với tính chất quản lý của cơ quan Nhà nước trong các lĩnh vực quy định khoản từ 1 đến 8 Điều 4 Dự thảo và yếu tố hưởng lợi từ hoạt động quản lý trong lĩnh vực này sẽ ít hơn các lĩnh vực khác, khi người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi chức vụ thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.

>> Dự thảo Thông tư về quy chuẩn chất lượng phân bón: Một số quy định chưa phù hợp

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc chuyển thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực “quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực “quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” sau khi thôi giữ chức vụ được thành lập doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Để đảm bảo tính hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc chuyển thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực “quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” không được thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ là trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tức là khoản 2 Điều 5 áp dụng cho lĩnh vực quy định tại khoản 9, 10 Điều 4 Dự thảo.

Cùng với góp ý đã nêu, về các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ (Điều 4).

Theo VCCI, Điều 4 Dự thảo liệt kê các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có: “Chương trình, dự án, đề án do người thôi chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chứ trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt”.

Quy định này là không cần thiết, bởi vì khoản 4 Điều 22 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định “Chương trình, dự án, đề án do người thôi chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chứ trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt” thành một nhóm riêng – nhóm 4, áp dụng chung cho tất cả các ngành, lĩnh vực và có quy định riêng cho nhóm này.

Hơn nữa, các quy định tại Dự thảo mang tính nhắc lại quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP, không quy định có tính đặc thù hơn.

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ nội dung này tại Điều 4 Dự thảo và bỏ khoản 3 Điều 5 Dự thảo.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Doanh nghiệp và ngân hàng đều hưởng lợi

    Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Doanh nghiệp và ngân hàng đều hưởng lợi

    05:20, 23/04/2023

  • Một số quy định tại Dự thảo Thông tư về hoạt động thông tin tín dụng còn thiếu rõ ràng

    Một số quy định tại Dự thảo Thông tư về hoạt động thông tin tín dụng còn thiếu rõ ràng

    03:30, 16/04/2023

  • Dự thảo Thông tư về quy chuẩn chất lượng phân bón: Một số quy định chưa phù hợp

    Dự thảo Thông tư về quy chuẩn chất lượng phân bón: Một số quy định chưa phù hợp

    03:30, 13/02/2023

  • Dự thảo Thông tư về an toàn phương tiện thủy nội địa còn một số quy định thiếu khả thi

    Dự thảo Thông tư về an toàn phương tiện thủy nội địa còn một số quy định thiếu khả thi

    03:30, 15/11/2022

  • Quan ngại chồng chéo trong Dự thảo Thông tư về trồng rừng thay thế

    Quan ngại chồng chéo trong Dự thảo Thông tư về trồng rừng thay thế

    03:30, 27/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định thời hạn tham gia hoạt động doanh nghiệp sau thôi chức vụ còn thiếu hợp lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO