QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN SÔNG HỒNG: Cơ hội phát triển Thủ đô xứng tầm

Diendandoanhnghiep.vn Trong tương lai, toàn bộ hành lang sông Hồng sẽ gắn với cảnh quan, môi trường, văn hóa lịch sử, để đưa sông Hồng đạt được chức năng quan trọng trong cấu trúc đô thị.

>> QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN SÔNG HỒNG: Trung tâm chuỗi cung ứng dịch vụ, thương mại, công nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn "Quy hoạch đô thị ven sông Hồng - Chuyên đề II: Điểm sáng phía Đông Hà Nội" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 25/10, TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam cho biết, quá trình phát triển thủ đô Hà Nội, có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, trong đó có chủ đề về hình thành, phát triển phân khúc đô thị, bất động sản, các dự án công trình kiến trúc mang dấu ấn thời kỳ đổi mới, đồng thời phát triển hạ tầng, môi trường, không gian đô thị ngày càng chất lượng hơn.

TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam

TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam

Theo TS.KTS Trương Văn Quảng, Hà Nội trên cương vị là thủ đô của cả nước - đô thị loại I và là đô thị được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, về hình thái cấu trúc đô thị dù đã có nhiều lần thay đổi, nhưng đến nay không gian đô thị Hà Nội đã từng bước hình thành theo định hướng vị thế thủ đô trong môi trường phát triển mới, với diện mạo của Việt Nam ngày càng có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Do đó, ý nghĩa về vấn đề quy hoạch càng có dấu ấn quan trọng với cấu trúc đô thị trung tâm.

Có thể thấy, quy hoạch của chúng ta 30% là đất đô thị và 70% là mạng lưới xanh, hành lang xanh, toàn bộ hành lang đó chạy quanh sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ. Cấu trúc đô thị này đã tổ chức với mô hình chùm đô thị, trung tâm lịch sử gắn với đô thị vệ tinh từ Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên cho đến quy hoạch trung tâm gần với khu vực sông Hồng.

Đến nay, chúng ta đã có cơ sở hạ tầng tương đối mạnh nhưng vẫn chưa thực sự có điều kiện phát triển, vì vậy, lần này Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo chúng ta sẽ điều chỉnh quy hoạch này, đồng thời tạo ra bản quy hoạch với cơ sở vật chất, hạ tầng được thúc đẩy một cách tốt nhất.

“Chúng tôi muốn thông báo rằng, hiện Chính phủ đã phê duyệt và hai cấu trúc chức năng quan trọng của đô thị này là Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động, đây là một cơ hội để phát triển tiếp mô hình vệ tinh trong thời gian tới.

Ngoài ra "chúng ta có hai vùng văn hóa rất quan trọng, văn hóa của Hà Nội gắn với xứ Đoài, tạo ra không gian văn hóa mạnh mẽ. Từ đó, chúng ta sẽ tạo ra những không gian phát triển du lịch còn gọi là “công nghiệp văn hóa” phát triển mạnh”, vị chuyên gia bày tỏ.

Cũng theo TS. KTS Trương Văn Quảng, Nghị quyết 1259/QĐ-TTg gắn với Nghị quyết 15 về việc đưa sông Hồng là trục chính của quy hoạch không gian đô thị Hà Nội, bởi vì sinh hoạt của người dân gắn với toàn bộ việc hình thành nên văn hóa sông Hồng trải dài ra các khu vực gắn với các tỉnh thành liên quan. Hình ảnh sông Hồng trong cấu trúc đô thị đã được nhiều lần đưa vào quy hoạch, nhưng lần này sẽ hiện thực hóa bằng việc thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh theo nghị quyết 1259/QĐ-TTg và phát triển tiếp mô hình thành phố trong thành phố.

Cụ thể, chúng ta sẽ phát triển hai thành phố trong thành phố theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, là thành phố phía Bắc sông Hồng có thể ở khu vực Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm và khu vực thành phố nữa là Hòa Lạc, hoàn toàn theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tới đây, chúng ta sẽ nâng cấp các quận, huyện liên quan, khoảng năm 2023 hoặc muộn hơn một chút, hai huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ chính thức lên quận.

“Có thể nói, sông Hồng được coi là trục xanh, trục cảnh quan chính của đô thị, nhưng có rất nhiều lý do mà đến nay chúng ta chưa khai thác được cảnh quan đó. Mặc dù trong ý tưởng không gian đô thị đã nhiều lần đề cập nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của sông Hồng.

Sông Hồng có thể khác về thuỷ văn so với một số con sông khác trên thế giới như sông của Hàn Quốc, Trung Quốc, Áo, Hungary,... Tuy nhiên, thông thường các con sông luôn tạo ra dấu ấn trong quá trình phát triển gắn với lịch sử văn hóa, vì thế toàn bộ hành lang sông sẽ gắn với cảnh quan, môi trường, văn hóa lịch sử và sẽ nằm trong cấu trúc đô thị để đưa sông Hồng đạt được chức năng rất quan trọng trong cấu trúc đô thị”, ông Quảng phân tích.

>> [TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Quy hoạch đô thị ven sông Hồng - Chuyên đề II: Điểm sáng phía Đông Hà Nội"

Vị chuyên gia nhận xét thêm, Hà Nội trước đây có xu hướng phát triển nghiêng về phía Tây, bởi toàn bộ kết nối sang phía Bắc, xuôi về phía Nam, vượt qua sông Hồng chưa thể cải thiện được cơ sở hạ tầng, cùng với nhiều lý do khác. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phát triển nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng và tạm thời khu vực phía Tây sẽ chững lại, bắt đầu sang phía Đông và phía Bắc, là cơ hội để phát triển gắn với mô hình tăng trưởng cấu trúc đô thị mà Chính phủ đã phê duyệt trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Diễn đàn

Diễn đàn "Quy hoạch đô thị ven sông Hồng - Chuyên đề II: Điểm sáng phía Đông Hà Nội"

Tại khu vực phía Bắc ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có điều kiện để xây dựng thúc đẩy phát triển mang tầm cỡ quốc tế, bởi khu vực đó có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên hành lang kinh tế đô thị quan trọng từ Côn Minh đến Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là một hành lang kinh tế đặc biệt quan trọng xuyên suốt từ phía Bắc và vùng Duyên hải, đồng thời chúng ta còn có đầu mối giao thông quan trọng là cảng Hàng không Nội Bàim vì vậy toàn bộ đô thị sẽ hướng ra biển, thông qua hành lang duyên hải Bắc bộ hướng ra cảng Lạch Huyện tế ở Hải Phòng.

Như vậy, theo vị TS.KTS, có thể kết nối kinh tế đặc biệt ở khu vực này với những đô thị, những tỉnh phát triển năng động như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, hiện nay có thêm Thái Nguyên, Bắc Giang. Khu vực này đều có lợi thế về điều kiện tự nhiên, để xây dựng kết nối hạ tầng và mối quan hệ khu vực, quốc tế quan trọng, thuận lợi.

Từ các yếu tố, lợi thế trên, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển về phía Bắc và phía Nam Hà Nội, trả lại cho không gian xanh cho thành phố và khai thác quỹ đất dọc hai bên bờ sông Hồng. Đồng thời chúng ta có cơ hội để cải thiện những điều kiện về cảnh quan môi trường của Thủ đô, cải thiện toàn bộ những vấn đề liên quan đến ùn tắc giao thông, tạo ra không gian đô thị tốt hơn.

Chắc chắn những mô hình phát triển đô thị trong tương lai của chúng ta với Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị sẽ tạo ra một trung tâm mới, hiện đại, khang trang phía Bắc sông Hồng, tạo ra những không gian cảnh quan sân chơi, những công trình dịch vụ tiện ích của đô thị, khi đó tương lai của sông Hồng sẽ rất xứng tầm với quy hoạch, xứng tầm với thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến trên vai trò là thủ đô sáng tạo”, TS. KTS Trương Văn Quảng nhấn mạnh.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN SÔNG HỒNG: Cơ hội phát triển Thủ đô xứng tầm tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632489 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632489 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10