Bố trí các công trình, dự án, vùng bảo tồn đã được quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; Tập trung phát triển các công trình, dự án trọng điểm cấp quốc gia và vùng Đông Nam Bộ.
Đó là nội dung tại Quyết định số: 1711/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tập trung phát triển các dự án hạ tầng giao thông
Cụ thể, căn cứ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 7370/TTr-UBND ngày 20 tháng 1 năm 2024 về việc phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 8323/UBND-TH ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiếp thu hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 4682/BC-HĐTĐ ngày 17 tháng 6 năm 2024 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh về quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của Quy hoạch; Công văn số 7456/KHĐT-QLQH ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng hợp ý kiến rà soát đối với hồ sơ Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 31 tháng 12 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, TP HCM sẽ tập trung xây dựng các phương án, tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, bố trí các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn Thành phố; Các công trình, dự án quan trọng cấp quốc gia và Vùng Đông Nam Bộ, bao gồm:
Đối với lĩnh vực giao thông: tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và đường vành đai đảm bảo kết nối liên vùng, giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của Thành phố; Đầu tư xây dựng các tuyên đường sắt khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyên đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gắn với phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD, đảm bảo kết nối, đồng bộ với các tuyến đường sắt đô thị của các tỉnh Bình Dương, Đông Nai và Long An; phát triển cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cấp 4E, công suất 50 triệu hành khách. Hoàn thiện hạ tâng giao thông (đường bộ, đường sắt) kết nối giữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không quốc tế Long Thành; Phát triển kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của TP là trung tâm đầu mối các tuyến đường thuỷ nội địa khu vực phía Nam. Chú trọng phát triển 03 hành lang vận tải thủy liên vùng: Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau; Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh.
Ưu tiên phát triển hệ thống cảng biển, không gian xanh, ngầm
Đối với lĩnh vực cảng biển, tập trung phát triển cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thành cảng biển loại đặc biệt gồm 07 khu bến chính, như: khu bến Cát Lái - Phú Hữu; khu bến Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp); khu bến trên sông Sài Gòn; khu bên Nhà Bè; khu bên Long Bình; khu bên cảng trung chuyên quốc tế Cần Giờ và các bến cảng tiềm năng tại huyện Cân Giờ; phát triên các trung tâm logistics hàng không; trung tâm logistics gắn với cảng biển, cảng cạn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thủy lợi: phối hợp phát triển hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa để bổ sung năng lực cấp nước và phòng, chống lũ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Long An.
Về điện và năng lượng: xây dựng nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200MW) và giai đoạn 2 dự phòng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, gồm: 03 nhà máy điện rác với tổng công suất khoảng 123MW, điện mặt trời mái nhà khoảng 73MW. Xây dựng lưới điện 220-500kV theo Quy hoạch và Kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Xây dựng lưới điện 110kV và lưới điện trung thế có tính đến dự phòng và độ trễ thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Xây dựng, khai thác các kho LNG để phục vụ các cơ sở kinh tế kỹ thuật của Thành phố.
Phát triển đồng bộ hệ thống không gian xanh, gồm: không gian xanh tự nhiên (rừng tự nhiên, cây xanh, mặt nước tự nhiên); không gian xanh bán tự nhiên (vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp); không gian xanh đô thị gồm cây xanh sử dụng mục đích công cộng, cây xanh đường phố, cây xanh chuyên dùng, mặt nước, đảm bảo phân bổ hợp lý và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về quy hoạch.
Phát triển hệ thống không gian ngầm, gồm: không gian ngầm dành để bố trí các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng ngầm (tunnel); không gian ngầm gắn với các khu đô thị theo mô hình TOD; không gian ngầm gắn với các trung tâm tổng hợp chuyên ngành; không gian ngầm hạn chế được sử dụng trong khuôn viên các công trình. Khai thác không gian ngầm, không gian trên cao, không gian công cộng xuyên suốt quá trình chỉnh trang đô thị cũ, phát triển đô thị mới; các trục không gian ngầm chiến lược đa chức năng để phục vụ mục đích giao thông, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và an ninh quốc phòng.
Phát triển khu vực lấn biển tại Cần Giờ, hình thành đô thị nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của các khu vực lân cận...