24h

Quy trình đối thoại với NLĐ về tiền lương được pháp luật quy định như thế nào?

HOÀNG HÙNG - TIẾN VIỆT 27/08/2024 00:30

Hoạt động đối thoại về tiền lương giữa NSDLĐ và NLĐ có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên. Vậy, đối thoại về tiền lương quy trình được quy định như thế nào?

Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV (Kỳ họp thứ 8) thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nội dung về tiền lương cần đối thoại

Như vậy, nếu vấn đề về tiền lương là nội dung cần đối thoại định kỳ hoặc đối thoại theo yêu cầu của các bên hoặc yêu cầu của một trong hai bên thì các bên trong quan hệ lao động cần đưa vấn đề đó vào trong chương trình đối thoại định kỳ hoặc đối thoại theo yêu cầu.

Riêng với các vụ việc phải tổ chức đối thoại theo Điều 41 Nghị định 145/NĐ-CP thì vấn đề tiền lương sẽ được đối thoại trong các trường hợp sau:

i) Đối thoại khi xây dựng thang, bảng lương;

ii)Đối thoại khi xây dựng Quy chế thưởng;

iii) Đối thoại khi xây dựng Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nếu Quy chế này là văn bản gắn với việc xác định tiền lương hiệu quả (hoặc tiền lương bổ sung theo mức độ hoàn thành công việc) của người lao động.

Hình thức đối thoại về tiền lương

Căn cứ theo quy định pháp luật có thể xác định đối thoại gồm 3 hình thức: đối thoại định kỳ, đối thoại theo yêu cầu và đối thoại theo vụ việc.

i) Đối thoại định kỳ

Được tổ chức ít nhất 1 năm 1 lần, thành phần bên NSDLĐ có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên NLĐ có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Nội dung đối thoại định kỳ do các bên lựa chọn, trong đó có thể có nội dung liên quan đến tiền lương.

ii) Đối thoại theo yêu cầu

Được tổ chức khi có vấn đề về tiền lương phát sinh theo yêu cầu của một bên hoặc các bên trong quan hệ lao động.

iii) Đối thoại theo vụ việc.

Đây là hình thức đối thoại bắt buộc tại doanh nghiệp.

Quy trình đối thoại về tiền lương

Quy trình đối thoại định kỳ, đối thoại theo yêu cầu và đối thoại theo vụ việc được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Còn nữa...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy trình đối thoại với NLĐ về tiền lương được pháp luật quy định như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO