Rà soát pháp luật: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và những tồn tại

Diendandoanhnghiep.vn Được kỳ vọng là công cụ pháp lý để giám sát và sử dụng tài sản công hiệu quả, tuy nhiên, sau hơn 3 năm đi vào thực hiện, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế…

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, thế nhưng, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dụng, sự chậm trễ này đã ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản. Việc sắp xếp cơ sở nhà, đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp vẫn còn chậm tiến độ; một số biện pháp quản lý và giám sát việc sử dụng tài sản công chưa được chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả...

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi hành - Ảnh minh họa

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi hành - Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, việc triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vẫn còn một số hạn chế như, một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với Luật như việc quản lý, khai thác quỹ nhà, đất do Công ty quản lý kinh doanh nhà quản lý, việc chuyển đổi mô hình chợ, tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ...

Cùng với đó, tài sản công có phạm vi rất rộng, do nhiều chủ thể khác nhau quản lý, sử dụng, mặc dù Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công theo hướng chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuy nhiên, đối với một số tài sản công đặc thù vẫn chưa có quy trình rà soát, chuyển đổi phù hợp nên khi một số bộ, ngành chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng, các đơn vị, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Thông tin với báo chí, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, quá trình triển khai thực hiện cho thấy việc phân cấp quản lý trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công còn chưa rõ ràng với một số loại tài sản, trong một số lĩnh vực khiến tình trạng sử dụng lãng phí tài sản công còn diễn ra phổ biến.

Vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công vì còn bất cập trong phân cấp quản lý - Ảnh minh họa

Vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công vì còn bất cập trong phân cấp quản lý - Ảnh minh họa

Cũng theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, tài sản công thuộc sở hữu của Nhà nước, tập thể, nói rộng ra là thuộc sở hữu của toàn dân, việc giữ gìn, bảo quản tài sản công phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Tuy vậy, thực tế hiện nay cho thấy, lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng tài sản Nhà nước đang diễn ra khá nghiêm trọng, từ xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất, xây dựng trụ sở, đến thiết bị văn phòng đều gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Bên cạnh những tồn tại đã nêu, các chuyên gia cũng cho rằng, một số quy định (cấp Nghị định), cần làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng, đặc biệt là việc sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất thuộc doanh nghiệp Nhà nước vốn 100% do Nhà nước sở hữu, cũng như trên 50% vốn của Nhà nước. Cùng với đó, các mô hình Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước chuyển sang mô hình Công ty mẹ, Công ty con cũng cần hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Theo các chuyên gia, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn chưa đầy đủ, một số loại tài sản hoặc lĩnh vực còn thiếu các văn bản để điều chỉnh làm cơ sở tổ chức thực hiện như: các văn bản quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng như: hạ tầng cấp nước sạch, hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch, hạ tầng kỹ thuật… Một số nội dung về khai thác tài sản công để lắp đặt máy ATM, trạm thu phát tín hiệu BTS, đặt tấm pin năng lượng mặt trời… chưa được quy định cụ thể.

Để khắc phục những hạn chế đã nêu, các chuyên gia cũng cho rằng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cần có các quy định cụ thể, rõ ràng nâng cao việc phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền quyết định phương án xử lý, sắp xếp tài sản công của Bộ, ngành, địa phương mình ví dụ như: tình trạng thừa xe công như kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại một số bộ ngành, địa phương vừa qua hay việc xử lý di dời các trụ sở bộ ngành, sử dụng đất công, tài sản trên đất ở Hà Nội nhiều năm qua... kể cả việc quyết định hình thức bán đấu giá tài sản trên đất để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rà soát pháp luật: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và những tồn tại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713864680 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713864680 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10