Ráo rốt gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản

Diendandoanhnghiep.vn Sau hơn 9 tháng, EC vẫn chưa rút "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam. Tháng 10/2018 EC tiếp tục sang kiểm tra tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam và sẽ có kết luận vào tháng 1/2019.

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về giải pháp để tháo gỡ thẻ vàng thủy sản từ EC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, khắc phục cảnh báo cảu EC nhằm gỡ bỏ “thẻ vàng” cho thuỷ sản là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Bộ, ngành, địa phương. Không để EC áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về giải pháp để tháo gỡ thẻ vàng thủy sản từ EC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về giải pháp để tháo gỡ "thẻ vàng" thủy sản.

Xây dựng kinh tế biển bền vững

Phó Thủ tướng đồng thời coi đây là cơ hội để sắp xếp, chấn chỉnh lại hoạt động khai thác hải sản, phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của quốc tế. Do đó, yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành T.Ư, 28 tỉnh, TP ven biển quán triệt triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không thực hiện theo quy định.

Theo Kế hoạch tháng 10/2018 Đoàn Nghị viện Châu Âu gồm 30 thành viên, trong đó có 8 nghị sỹ sang làm việc và kiểm tra tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam.

Đến tháng 1/2019, Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá của Đoàn, Ủy ban Châu Âu sẽ xem xét vấn đề khắc phục “Thẻ vàng” đối với Việt Nam. 

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, sau hơn 8 tháng (kể từ khi EC cảnh báo vào ngày 23/10/2017), với sự nỗ lực, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng trong việc chống khai thác IUU. Cơ bản đã nội luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực về chống khai thác IUU trong Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong khung pháp lý và vấn đề thực thi. Cụ thể, Luật Thủy sản cơ bản đã nội luật hóa các khuyến nghị của EC về khai thác IUU, tuy nhiên cần tiếp tục quy định trong các văn bản dưới luật. 

Công tác tổ chức thực thi cũng được đánh giá là còn tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, chưa xây dựng được cơ chế chỉ đạo, điều hành kịp thời, thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Thứ hai, nhân lực và vật lực hạn chế. Cụ thể đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nghề cá còn bất cập, chưa tương xứng với phát triển cường lực khai thác.

Thứ ba, nhân lực và kinh phí cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng và trên biển còn thiếu nên gặp nhiều khó khăn. Thứ tư, một số địa phương chưa nghiêm túc triển khai thực hiện.

Do đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, thực hiện khuyến nghị của EC không chỉ là việc gỡ bỏ thẻ vàng mà mục đích lớn hơn là xây dựng ngành kinh tế biển bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đã đến lúc cần phải chuyển sang 1 nghề cá khai thác có trách nhiệm bền vững, đảm bảo trụ cột về kinh tế cho đời sống của ngư dân, đảm bảo trụ cột về môi sinh, an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đã đến lúc phải chuyển sang 1 nghề cá khai thác có trách nhiệm bền vững, đảm bảo trụ cột về kinh tế cho đời sống của ngư dân.

“9 khuyến nghị của EU là những nội dung tích cực, trùng với định hướng chỉ đạo để xây dựng nghề cá có trách nhiệm, bền vững, hiệu quả. Sau thời gian dài phát triển nhanh về bề rộng thì đã đến lúc cần phải chuyển sang 1 nghề cá khai thác có trách nhiệm bền vững, đảm bảo trụ cột về kinh tế cho đời sống của ngư dân, đảm bảo trụ cột về môi sinh, an toàn. Đảm bảo trụ cột về môi trường bền vững, trong đó bao gồm cả sinh thái, khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Dự án thông tin quản lý nghề cá Quý IV/2018

Cụ thể, Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương cần tập trung hoàn thiện Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và 9 Thông tư để bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Luật Thủy sản từ 1/1/2019; xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng mà Việt Nam vừa gia nhập; đồng thời, hoàn thành việc gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp quốc.

“Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế chỉ đạo điều hành kịp thời, thông suốt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương về phòng chống khai thác IUU và triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

 Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định cho ngư dân, cán bộ, các tổ chức cá nhân có liên quan hoạt động thủy sản và triển khai quyết liệt việc ngăn chặn tàu vi phạm bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.

Các địa phương tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng và trên biển để xử lý nghiêm các tàu cá có hành vi khai thác IUU, triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II, thực hiện ngay trong Quý IV/2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên.

Đối với việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, sẽ thu hồi tất cả các thiết bị MOVIMAR đã được lắp đặt trên các tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 24 m và lắp đặt các thiết bị đã được thu hồi đó cho các tàu cá có chiều dài 24 m trở lên trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các chủ tàu hoặc thuyền trưởng của tàu cá đã được lắp đặt thiết bị MOVIMAR mở máy 24/24 giờ khi đi khai thác hải sản trên các vùng biển; nâng cấp thiết bị VX-1700 lắp đặt trên tàu và trạm bờ nhằm đảm bảo báo cáo tự động từ tàu về bờ...

Về kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu sẽ xây dựng, các địa phương thực hiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính để kiểm soát hàng thuỷ sản được nhập vào Việt Nam bằng các tàu vận chuyển hàng đông lạnh quốc tế tại các cảng giao thông quốc tế, đảm bảo yêu cầu thực hiện các qui định pháp luật về thực hiện các biện pháp quốc gia có cảng.

Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị thành lập Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU của Chính phủ trên cơ sở nâng cấp, kiện toàn từ Tổ công tác liên ngành 689 Trung ương.

Đồng thời Bộ cũng kiến nghị cho phép Bộ sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 của Bộ để xây dựng và triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II (khoảng hơn 100 tỷ).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ráo rốt gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714567216 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714567216 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10