Rộng mở cơ hội xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang quảng bá và gia tăng giá trị xuất khẩu hàng hoá thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

>>> Hậu COVID-19 và cơ hội cho xuất khẩu qua thương mại điện tử

Nhằm mở rộng kênh xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp Việt Nam, nhiều sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Alibaba, Amazon hay Tiki, Shopee, Lazada… đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng không gian made in VietNam giới thiệu, quảng bá những sản phẩm, hàng hoá và thương hiệu Việt uy tín tới khách hàng, đối tác quốc tế.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, hành vi tiêu dùng tạo cú hích cho thương mại điện tử và nền kinh tế số toàn cầu tiếp tục tăng tốc trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Tại Việt Nam, xuất khẩu hàng hoá qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, theo Access Partnership, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 với kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD. Con số này dự kiến tăng lên 5,5 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng khoảng 9%/năm.

Nông sản Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu thành công qua nền tảng thương mại xuyên biên giới

Nông sản Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu thành công qua nền tảng thương mại xuyên biên giới

Theo con số công bố từ các nền tảng thương mại trực tuyến xuyên biên giới, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng qua các năm. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng, đầu tư nhiều hơn cho chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà mua hàng.

Tại sàn thương mại điện tử Alibaba.com, số lượng trung bình nhà mua hàng các sản phẩm Việt Nam hàng ngày tăng khá cao. Đến hết quý 3 năm 2023, số lượt nhà mua hàng hỏi đặt sản phẩm "Made in Vietnam" tăng 47%. Trong khi đó, có khoảng 50% nhà xuất khẩu từ Việt Nam có hạng sao cao trên sàn.

Tương tự như vậy, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên sàn thương mại Amazon tăng hơn 40% trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2023. Giá trị xuất khẩu của các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái; số lượng đối tác bán hàng Việt Nam có doanh thu vượt mức 100.000 USD trên Amazon tăng trưởng 70%.

Đánh giá về sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên Alibaba.com, bà Nguyễn Thị Phương Uyên - Giám đốc marketing công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam cho biết, sản phẩm made in VietNam có giá cả cạnh tranh, chất lượng không ngừng được cải thiện và không thua kém hàng hoá các nước đã có mặt trên sàn hơn 20 năm qua. Các doanh nghiệp tiếp cận, học hỏi xu hướng mới trong thiết kế mẫu mã sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, với việc tham gia 16 FTA với nhiều nước và khu vực trên thế giới đã tạo cho hàng hoá, sản phẩm Việt Nam lợi thế vượt trội so với các quốc gia khác. Đó là thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đã về mức 0%. Do đó, các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa lợi thế này để gia tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh những ưu điểm trên, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp một số hạn chế khiến cho việc tiếp cận cơ hội không suôn sẻ. Theo ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), khó khăn doanh nghiệp gặp phải là rào cản khắt khe của thị trường xuất khẩu, quy định xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường; doanh nghiệp nhỏ thiếu thông tin về thị hiếu, tâm lý tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu.

nghiệp cần tối ưu hoá chi phí, trong đó có chi phí logictis để gia tăng giá trị xuất khẩu

Doanh nghiệp cần tối ưu hoá chi phí, trong đó có chi phí logictis để gia tăng giá trị xuất khẩu

Rào cản chi phí xuất nhập khẩu cũng là một thách thức. Ngoài các chi phí sản xuất, vận chuyển, còn có các chi phí marketing, lưu kho, vận tải. Với doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm sẽ tối ưu hoá chi phí này nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ mới tham gia cần có đơn vị tư vấn mới có thể đạt hiệu quả chi phí. Cuối cùng, rào cản liên quan đến logistic, doanh nghiệp cần nắm vững quy trình vận hành logistic trong thương mại điện tử xuyên biên giới, phương án bảo quản hàng hoá hiệu quả, tính toán giá cạnh tranh…

Từ góc độ của nhà cung cấp nền tảng, đại diện công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam nhìn nhận, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp hạn chế về ngoại ngữ, nhất là khi giao tiếp ngoài nền tảng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thương thuyết với khách hàng. Thứ hai, hạn chế về kỹ năng sử dụng công cụ tiếp thị trên sàn, chưa phát huy công cụ kỹ thuật số mà sàn cung cấp cho doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Thứ ba, hạn chế liên quan đến logistic, có một số sản phẩm không đảm bảo về thời gian và tiến độ giao hàng, ảnh hưởng đến giao dịch.

Với nhận định: nhu cầu và thị hiếu khách hàng thay đổi theo từng năm, theo từng thị trường, các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng để nắm được cơ hội phát triển, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ về thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng; trang bị kỹ năng về marketing trên nền tảng số cũng như các công cụ hỗ trợ; chủ động tiếp cận khách hàng…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rộng mở cơ hội xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714323669 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714323669 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10