Rủi ro của GIL khi lệ thuộc kinh doanh vào đối tác nước ngoài

Diendandoanhnghiep.vn Từng nổi đình đám khi hợp tác với Amazon, Công ty CP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex-GIL), được biết là doanh nghiệp dệt may có thị giá cổ phiếu cao nhất ngành.

TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 1) Sức ép đè nặng

Tuy nhiên phiên giao dịch ngày 15/12, cổ phiếu này nằm sàn sau thông tin lùm xùm kiện đối tác nước ngoài.

Cổ phiếu GIL nằm sàn hàng triệu đơn vị sau thông tin Công ty này kiện đối tác

Cổ phiếu GIL nằm sàn hàng triệu đơn vị sau thông tin Công ty này kiện đối tác

 Phiên giao dịch ngày 15/12 cổ phiếu GIL còn 26.250 đồng với dư bán sàn 1,3 triệu đơn vị cổ phiếu. Nếu so với mức giá đầu năm cổ phiếu này đã mất gần 90% giá trị.  Việc cổ phiếu này giảm sàn cũng liên quan tới GIL đã kiện chính đối tác của mình là Tập đoàn Amazon, đơn kiện gửi lên Tòa án Tối cao New York (Mỹ).

Amazon bị GIL cáo buộc đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng và "nhanh chóng chấm dứt thỏa thuận với GIL vào tháng 5 năm nay", GIL cũng tố Amazon "làm thương mại không công bằng", vi phạm hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ ủy thác…

GIL là doanh nghiệp dệt may với 2 đối tác chủ yếu là Amazon và IKEA. Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như, đồ dùng trong gia đình, túi xách, balo, đồ dùng ngoài trời, quần áo… Năm 2021, GIL đạt ghi nhận doanh thu đạt 4.150 tỷ  đồng, tăng 20,1%, lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 330 tỷ đồng, tăng 6,6%. Mức tăng trưởng doanh thu có đóng góp đáng kể bởi việc gia tăng đơn hàng từ đối tác nước ngoài là Amazon.

Trong năm 2021, GIL khánh thành nhà máy Long Khánh giai đoạn 1, các nhu cầu từ các đơn hàng đến từ Amazon luôn trong tình trạng vượt công suất của GIL. Để khắc phục tình trạng này, GIL đã chủ động đầu tư liên kết và nắm giữ cổ phần tại một số công ty cùng ngành như dệt may Gia Định, Garmex Sài Gòn, Unimex Huế để các doanh nghiệp này thực hiện gia công đơn hàng cho GIL. Số dây chuyền may gia công bên ngoài của GIL tăng 41 dây chuyền năm 2020 lên 120 dây chuyền vào năm 2021.

Đầu năm 2022, GIL và các công ty này tuyển dụng thêm khoảng 1000 nhân sự may (GIL: 250; May Gia Định: 300; Unimex Huế: 500). Điều này giúp GIL đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đơn hàng tăng lên từ Amazon. Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Vietnam Research, 85% doanh thu xuất khẩu của GIL đến từ khách hàng Amazon, với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD vào năm 2021. Từ khi bắt tay với Amazon, kết quả kinh doanh của GIL liên tục tăng nhanh với tăng trưởng doanh thu trung bình năm đạt trên 20%. 

Tuy nhiên, sang đến quý 3/2022, doanh thu của GIL lao dốc chỉ còn hơn 213 tỷ đồng, giảm đến 83% so với quý liền kề và giảm 66% so với 9 tháng đầu năm. Theo số liệu báo cáo tài chính công bố thì doanh thu lũy kế sau 9 tháng chủ yếu do 2 quý đầu năm đóng góp, còn lãi phần lớn lại nhờ vào thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết trong quý III mà không phải từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Phân tích về cổ phiếu GIL, Công ty Chứng khoán KB cho rằng từ ngày 17/3/2022 đến ngày 15/4/2022, GIL cho phát hành riêng lẻ 16.8 triệu cổ phiếu, tương tương tỷ lệ 38,89% với giá 35.000 đồng/cổ phiếu, hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm. Số lượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ chủ yếu cho nhóm cổ đông cá nhân lớn hiện hữu. Điều này dẫn tới rủi ro pha loãng P/E của GIL. Tuy nhiên, KB cho rằng thông tin phát hành riêng lẻ đã công bố cách đây 1 năm, vì vậy sẽ không có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu tại thời điểm này. Rủi ro chính từ GIL là phụ thuộc quá lớn vào đối tác Amazon.

Doanh thu của GIL được đóng góp 80% bởi Amazon. Các đơn hàng của Amazon với GIL là các đơn hàng FOB. Điều này giúp GIL có biên lợi nhuận cao hơn so với các đơn hàng bị chỉ định nguyên liệu như các đơn hàng IKEA. Và GIL cũng chịu rủi ro bởi đơn hàng FOB được kí vào đầu quý, doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi nếu tình hình giá nguyên vật liệu trong quý tăng cao. Doanh thu chủ yếu đến từ 2 đối tác Amazon và IKEA khiến GIL chịu rủi ro khi các đối tác lớn thay đổi chính sách hoạt động hoặc hoạt động kinh doanh đi xuống.  Như vậy những điều này đã được cảnh báo trước.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 10 ghi nhận mức 2,7 tỷ USD. Trong tháng 10, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ (nhà nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam) ghi nhận mức giảm 14% đóng góp 36,1% tổng trị giá xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Không riêng gì GIL, các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều có mức tăng trưởng âm.Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), ngành dệt may sẽ đối mặt với sự sụt giảm mạnh đơn hàng trong 2 quý tới trong bối cạnh lạm phát cao làm suy yếu nhu cầu may mặc toàn cầu. VITAS cho biết các công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng và nhiều công ty còn buộc phải cắt giảm lao động. Như vậy, triển vọng của ngành dệt may là kém tích cực cho 2 tháng cuối năm do những lo ngại về lạm phát sẽ làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và chính sách zezo-Covid từ Trung Quốc…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro của GIL khi lệ thuộc kinh doanh vào đối tác nước ngoài tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714817551 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714817551 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10