Cuốn sách như một món quà trí tuệ, gợi nhiều trăn trở về vấn đề giáo dục, đáng để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm.
Cuốn sách Đừng coi thường sự lười học của con người được trình bày dưới hình thức những câu chuyện, trong đó “pha trộn giữa bình luận và hồi ức cá nhân của tác giả”, chứa đựng nhiều trải nghiệm và dẫn chứng sinh động.
Có 5 câu chuyện được lồng ghép trong quyển sách, gồm: Dựng nước lấy việc (dạy) học làm đầu,Giáo dục đa dạng và sáng tạo, Bạn học, Bán tự vi sư, Tham khảo và dung hòa.
Qua mỗi chương sách, tác giả đều gửi gắm những thông điệp riêng đến độc giả, giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa về vai trò của giáo dục nói chung và các thành tố của giáo dục nói riêng.
Cuốn sách là một khái quát bao trùm về hoài bão nung nấu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh và hưng thịnh dựa trên giáo dục truyền thống và hiện đại, không đứt gãy trong chiều dài lịch sử dân tộc.
Bằng những chiêm nghiệm giá trị và bút pháp tài tình, tác phẩm lôi cuốn người đọc từ những cảnh tỉnh của tác giả qua chỉ dụ của vua Quang Trung đến những viện dẫn của ông về lời khuyến cáo của Tổng thống Mandela và những dự báo tương lai của nhà sử học Harari…
Đặc biệt, được chắt lọc từ góc nhìn sâu sắc, điềm tĩnh và lối phân tích tinh tế, hấp dẫn, Tiến sĩ Trần Ngọc Châu đã gửi gắm rất nhiều điều tâm huyết, chiêm nghiệm thông qua “câu chuyện học hành” để mong có sự tiếp sức của toàn xã hội, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy phát triển một nền giáo dục khai phóng, nhân bản và văn minh.
Cuốn sách như một món quà trí tuệ, gợi nhiều trăn trở về vấn đề giáo dục, đáng để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm. “Càng đánh giá cao về sự học, chúng ta càng không được xem thường sự ngu dốt và lười học của con người”.
Chia sẻ về nội dung cuốn sách, nhà báo Trần Ngọc Châu cho biết, "Đây là những câu chuyện về việc học hành, những suy ngẫm về giáo dục được viết theo thể loại tiểu luận - hồi ức xuyên qua những trải nghiệm, suy nghiệm của tôi", tác giả giải thích về những câu chuyện giáo dục mà ông chọn để trò chuyện với độc giả của mình.
"Từ năm 14 tuổi, học lớp đệ lục (lớp 7) tôi đã bắt đầu nghề dạy học, kèm trẻ trong một gia đình có năm con. Kể từ đó, trong các biến cố thay đổi cuộc đời tôi, dạy học là một "nghề" rất tự nhiên, như chiếc dù của một người nhảy tự do, khi cần nhất mới bung ra". - nhà báo Trần Ngọc Châu chia sẻ.
Ông tha thiết nói với độc giả: "Giáo dục ngày nay của chúng ta đang phải mang những vết sẹo của quá khứ. Nó lành rồi, không còn chảy máu hay gây đau nữa, nhưng chắc chắn nó cứ làm xấu xí mãi chân dung của nền giáo dục thật sự. Thế hệ chúng ta, chứ không phải ai khác, phải làm cho chân dung này đẹp trở lại như một quy luật muôn đời".
Có thể bạn quan tâm
05:00, 29/11/2020
05:00, 28/11/2020
05:00, 22/11/2020
05:00, 21/11/2020
09:26, 15/11/2020
08:00, 27/09/2020
05:01, 26/09/2020
05:00, 20/09/2020