Sacombank vượt “sóng gió”

Lê Mỹ 28/12/2019 04:00

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù NHTMCP Sài Gòn Thương Tin (Sacombank, HoSE: STB) đã vượt qua “sóng gió”, nhưng nếu có thêm những nhà lãnh đạo kỳ cựu, sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.

p/Lợi nhuận trước thuế qua các năm của Sacombank

Lợi nhuận trước thuế qua các năm của Sacombank

Trong dịp Sacombank tổ chức Hội nghị tổng kết 2019 và kỷ niệm 28 năm ngày thành lập, ông Đặng Văn Thành đã xuất hiện với tư cách nhà sáng lập. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi về chuyện cựu Chủ tịch HĐQT thuở nào sẽ trở về?.

Chuyển mình trong gian khó

Tính đến cuối năm 2019, Sacombank đã trải qua gần 10 năm sóng gió với rất nhiều đổi thay. Trong đó, hệ lụy của sáp nhập ngân hàng kém vào Sacombank và kết thúc thời đại trị của gia đình ông Trầm Bê, các nhà lãnh đạo hiện thời của Sacombank đã chứng tỏ một nỗ lực nhất định.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của Sacombank dự kiến đạt gần 3.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch năm; tổng tài sản đạt 457.000 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 413.000 tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 1,75%. Sacombank duy trì được hệ khách hàng ổn định gần 6 triệu cá nhân và doanh nghiệp và đã khai trương hoạt động tại 4 tỉnh miền Bắc gồm Lào Cai, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, nâng mạng lưới lên 570 điểm giao dịch tại 52 tỉnh, thành Việt Nam cùng hai nước Lào, Campuchia.

3.200 tỷ đồng  là tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2019 của Sacombank, vượt 20% kế hoạch đã cam kết tại ĐHĐCĐ.

Đại diện Sacombank cho biết, hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng đã được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển cũng như định hướng của NHNN. Sacombank đã sẵn sàng ứng dụng Basel II theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ ngày 01/01/2020. Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao của Basel II. Đặc biệt, nợ xấu không còn là gánh nặng quá lớn đối với Sacombank trong viễn cảnh 10 năm từ 2017 như dự báo trước đó.

Vậy Sacombank có cần thêm những nhà lãnh đạo kỳ cựu, đã sáng lập, gắn bó, để đưa ngân hàng tiếp tục vươn lên trong sức ép cạnh tranh ngày càng lớn như hiện này?.

Có thể bạn quan tâm

  • Sacombank dự kiến vượt 20% kế hoạch lợi nhuận 2019

    Sacombank dự kiến vượt 20% kế hoạch lợi nhuận 2019

    09:57, 21/12/2019

  • Sacombank đạt chứng nhận PCI DSS năm thứ 6 liên tiếp về bảo mật thẻ

    Sacombank đạt chứng nhận PCI DSS năm thứ 6 liên tiếp về bảo mật thẻ

    18:00, 15/11/2019

  • Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng

    Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng

    09:27, 07/10/2019

Người sáng lập sẽ trở lại?

Cũng trong lễ nói trên của Sacombank, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho rằng, để giữ được thương hiệu “Thành Sacombank”, mong ông Đặng Văn Thành cùng gia đình tiếp tục đồng hành, tư vấn cho hoạt động của Sacombank, hướng đến xây dựng thương hiệu là một ngân hàng hạnh phúc. Việc Chủ tịch HĐQT đương nhiệm “có lời mời” nhà sáng lập Sacombank trở lại Sacombank như nhà đồng hành, cố vấn thực ra rất dễ hiểu. Bởi so với kinh nghiệm của một nhà sáng lập LienVietPostBank và kinh nghiệp tiếp nhận Sacombank trong 3 năm qua của ông Dương Công Minh, trong lĩnh vực ngân hàng, tên tuổi “Thành Sacombank” vẫn là dấu ấn khó phai mờ.

Ngoài Tập đoàn Thành Thành Công, ông Thành là một nhà quản trị giàu kinh nghiệm với các thương vụ M&A và những tâm huyết luôn hướng về huyết mạch ngân hàng. Chẳng thế, khi một nhóm cổ đông Nam A Bank đặt chân vào Eximbank, thị trường lại cũng đã đồn đoán có “thế lực” Đặng Văn Thành đứng phía sau. Chỉ có điều, dù Sacombank có gắn với thương hiệu “Thành Sacombank” trong quá khứ và vẫn còn tiếp tục đến hôm nay, thì khả năng ông Thành trở lại sân khấu chính, theo giới quan sát vẫn là bất khả thi. “Khó có chuyện ông Minh trở thành “người kéo rèm sân khấu” –qua những nỗ lực của ông tại Sacombank – bao gồm thoái vốn khỏi LienVietPostBank, từ chức Chủ tịch HĐQT Him Lam”, một chuyên gia cho biết.

Hơn thế, chính ông Thành cũng đã có những quyết định “đoạn tuyệt” với quá khứ khi đổi tên Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal, cái tên gắn với Sacombank, thành TTC Land. Điều này cũng có ý nghĩa nhất định.

Hy vọng nếu có trở lại Sacombank ở cương vị cố vấn và nhà sáng lập, ông Thành sẽ không bỏ phí những tâm huyết, nỗi niềm ông dồn nén với đứa con tinh thần của mình. Bản thân Sacombank cũng sẽ có thêm những trợ lực tinh thần chắc chắn và bớt bị chao đảo bởi những đồn đoán về thay đổi sở hữu cũ-mới, có thể tác động tiêu cực đến ngân hàng.

Giảm hệ lụy nợ xấu

Sacombank là một trong những ngân hàng nỗ lực xử lý nợ xấu và đạt hiệu quả tích cực trong năm 2019. Tại cuối 2016, Sacombank có tới 80.000 tỷ đồng tài sản có vấn đề. Trong đó, 37 ngàn tỷ đồng là trái phiếu VAMC, nợ xấu 13 ngàn tỷ đồng và lãi dự thu phải thoái khoảng 20 ngàn tỷ đồng. Đề án tái cấu trúc của Sacombank lên kế hoạch xử lý nợ trong 10 năm. Tuy nhiên, khi tiếp nhận Chủ tịch HĐQT Sacombank vào năm 2017, ông Dương Công Minh sẽ nỗ lực xử lý trong 5 năm, thậm chí có thể đạt tới 70% trong 3 năm. Đến hiện tại, nợ xấu và tài sản tồn đọng của Sacombank đã giảm đáng kể, tức xử lý được khoảng 50% trong các tài sản có vấn đề. Theo đó, tài sản tồn đọng trên tổng tài sản giảm từ 29,3% xuống còn 13,3%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 7,52% xuống còn 1,54%.

Tất nhiên, Sacombank sẽ còn rất nhiều phải việc làm khi tài sản có vấn đề vẫn còn hơn 40.000 tỷ đồng cần xử lý. Và đó chỉ là con số cũ chưa bao gồm nợ nhóm 3-5, nợ xấu phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh.
Nhìn rộng ra toàn hệ thống ngân hàng, trước thềm 2020, các TCTD đã thể hiện quyết liệt hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2, mà một trong những chỉ báo quan trọng là giảm bớt tối đa hệ lụy nợ xấu, đưa chất lượng tài sản và các chỉ số an toàn hoạt động ngân hàng tốt hơn.

Đến 20/12/2019, hệ thống đã có 8 ngân hàng xóa sạch nợ xấu VAMC, bao gồm Vietcombank, VIB, Techcombank, TPBank, MB, OCB, Nam A Bank, Kienlong Bank. Các ngân hàng còn nợ trái phiếu VAMC lớn là SCB, SHB, Agribank…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sacombank vượt “sóng gió”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO