Sản xuất container tại Việt Nam: Thị trường màu mỡ nhưng đầy gian nan

Diendandoanhnghiep.vn Dù rất tiềm năng thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sản xuất được vỏ container.

>>Doanh nghiệp Việt "vào cuộc" sản xuất container

Tập đoàn kỹ thuật Hàn Quốc Seojin Systems và chuyên gia công nghệ container đồng hương Ace Engineering sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC) - do Nhà nước hỗ trợ tài chính.

Theo đó, Nhà máy này sẽ được xây dựng vào giữa năm 2022 tại Hải Phòng với công suất 4.000 container/tháng. Đây sẽ là giải pháp giải quyết được tình trạng khan hiếm container rỗng như hiện nay.

Như vậy, sau Hòa Phát sẽ có thêm một đơn vị nữa sản xuất container trong nước.

Container – mảnh đất màu mỡ

Tình trạng khan hiếm container rỗng vào những tháng cuối năm diễn ra theo chu kỳ “đến hẹn lại lên”. Riêng từ đầu năm 2021, do tình hình dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến hiện tượng khan hiếm vỏ container lại càng trở lên bức thiết.

Nhà máy này sẽ được xây dựng vào giữa năm 2022 tại Hải Phòng với công suất 4.000 container/tháng.

Nhà máy này sẽ được xây dựng vào giữa năm 2022 tại Hải Phòng với công suất 4.000 container/tháng.

Từ đầu năm 2021, câu chuyện về logistics đặc biệt là việc thiếu container khiến không ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đau đầu tìm lời giải. Không có container tức hàng không thể xuất đi mà nếu có thì chi phí thuê cũng tăng gấp 3 - 4 lần. Doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn. Một là vận chuyển bằng đường hàng không với chi phí đắt đỏ; hai là đền hợp đồng và rủi ro mất khách hàng.

Từ lâu, việc sản xuất container trong nước đã được nhiều doanh nghiệp nội và doanh nghiệp nước ngoài nhắm tới. Bởi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho mảng sản xuất này khi được đánh giá là địa điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam trong nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 20%/năm nên nhu cầu mở rộng kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh. Không ít doanh nghiệp logistics Việt Nam đã chia sẻ về nhu cầu mở rộng, phát triển mảng vận tải nội địa, bởi việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh, nên nhu cầu thuê vận tải nội địa sẽ tăng cao. Thị trường container sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp.

>>Doanh nghiệp Việt "vào cuộc" sản xuất container

>>Khủng hoảng thiếu container

Hiện nay số lượng container trên thế giới chiếm 90% do Trung Quốc sản xuất. Từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đang có quá trình chuyển dịch sản xuất rất lớn từ Trung Quốc và Việt Nam sẽ đón được sự chuyển dịch này. Việt Nam có ưu thế về chi phí sản xuất hơn những nước sản xuất container trên thế giới, như nhân công, cơ khí...Thực ra, cuối năm 2007, Nhà máy sản xuất container Vinashin-TGC chính thức được khánh thành với công suất thiết kế giai đoạn I là 45.000 teus/năm. Tuy nhiên, nhà máy này sau đó đã ngừng hoạt động khi Vinashin sụp đổ.

Đầu năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) quyết định sẽ sản xuất vỏ container rỗng dựa trên những nghiên cứu đánh giá trong thời gian vừa qua về nhu cầu thị trường. Theo đó, Hòa Phát cho biết tập đoàn dự định sản xuất 500.000 TEU mỗi năm tại hai khu vực gần cảng biển là Hải Phòng và Đông Nam Bộ.

Nhà máy đầu tiên của Hòa Phát dự kiến tại phía Nam, tỉnh Bình Dương hoặc Đồng Nai, gần với cảng Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải. Theo nghiên cứu của Hòa Phát, những năm gần đây, 70% nhu cầu container xuất phát từ khu vực phía Nam. Cứ 4 container thì chỉ có 1 container được sử dụng ở phía Bắc.

Hiện Hòa Phát đang tuyển dụng nhân sự để có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà máy. Dự kiến đầu quý II/2022, Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình. Với công suất nhà máy lớn, giá thành dự kiến cạnh tranh được với container sản xuất tại Trung Quốc.

Đầy gian nan

Tại sao sản xuất container được xem là thị trường màu mỡ, thế nhưng các doanh nghiệp lại chỉ đừng nhìn?

Trong một Hội nghị tổng kết ngành thép, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết: "Chúng tôi hỏi các doanh nghiệp cơ khí thì được biết loại thép dùng cho sản xuất container rất chuyên biệt và khó kiếm".

Ông Hải cho biết Việt Nam hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container (không tính các doanh nghiệp làm dịch vụ), nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo. Các doanh nghiệp này mua vỏ container do các hãng tàu hoặc doanh nghiệp vận tải thanh lý sau 10-15 năm sử dụng, rồi cải tạo, sơn sửa thành các container văn phòng, container kho (không dùng để vận chuyển), nhà container. Một số container sau cải tạo được đưa vào vận chuyển, nhưng chỉ dùng cho đường bộ, không đáp ứng được các yêu cầu để vận chuyển đường biển.

Đầu năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) quyết định sẽ sản xuất vỏ container rỗng dựa trên những nghiên cứu đánh giá trong thời gian vừa qua về nhu cầu thị trường.

Đầu năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) quyết định sẽ sản xuất vỏ container rỗng dựa trên những nghiên cứu đánh giá trong thời gian vừa qua về nhu cầu thị trường.

Hòa Phát bước vào thị trường sản xuất container với lợi thế về nguồn nguyên liệu thép - yếu tố chiếm tới 60% giá thành sản xuất. Tuy nhiên, công ty này còn phải giải bài toán về đầu ra và sức ép từ Trung Quốc - thị trường đang chiếm tới 90% thị phần container trên toàn thế giới.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu Hòa Phát cho biết, giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp nếu đi nhập loại thép này về sản xuất container thì chắc chắn thua. "Trong khi đó, lợi thế của Hòa Phát là sản xuất được loại thép này, nên tập đoàn có thể đảm bảo được sự thành công của dự án", ông Tuấn cho biết.

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cải tạo container cho biết, việc đóng mới container hoàn toàn nằm trong khả năng của Việt Nam nhưng có nhiều lý do để các đơn vị không mặn mà tham gia sản xuất. Theo đó, đây là mặt hàng đặc thù và phải có đơn hàng số lượng lớn và đều đặn. Trong khi đó, số khách hàng lại không nhiều và cần vốn đầu tư lớn. Các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này hiện đều là quy mô nhỏ, không có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên họ phải chấp nhận việc cải tạo, sửa chữa container.

"Các doanh nghiệp muốn sản xuất container thì quy mô, năng lực hiện còn quá nhỏ. Còn doanh nghiệp có khả năng thì chưa thấy đủ động lực tham gia" - ông Hải chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất container tại Việt Nam: Thị trường màu mỡ nhưng đầy gian nan tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713538187 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713538187 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10