[CẢM XÚC XUÂN] Sao lại khổ vì Tết?

Diendandoanhnghiep.vn Tết là của muôn người, xuân chẳng phải của riêng ai, nhưng trong muôn sắc màu cuộc sống hiện đại, Tết không đơn giản nữa rồi!

Đẻ hoài mà chưa có thằng con trai nối dõi nên vợ chồng anh H lần lượt cho ra đời 4 cô công chúa nối đuôi nhau năm một, chúng đang tuổi ăn tuổi học, bao nhiêu khoản chi hàng ngày cứ giật gấu vá vai.

Cận tết Nguyên đán, anh H sạ gieo xong mấy sào ruộng cạn vội lên phố tìm công việc thời vụ kiếm thêm dăm ba đồng để có thêm cỗ bánh, gói mứt trước cúng ông bà, sau cũng để cho có cái gọi là Tết.

Ở cái xóm nghèo nằm lọt thỏm giữa cánh đồng, chỉ duy nhất một con đường độc đạo bằng sống dao, trẻ con quanh năm suốt tháng ít biết đến mùi bánh kẹo, dù những thứ đó với con cái nhà khá giả chúng chẳng thèm ăn. Nhưng mà Tết dẫu có vay mượn cũng phải sắm cho mỗi đứa mỗi bộ áo quần mới.

Anh H nói: “Chưa bao giờ Tết mà tôi có tiền dư dả trong túi để mua sắm, nhưng vẫn phải gắng, đời mình khổ quá rồi, làm sao để mấy đứa con đừng rách rưới so với con nhà hàng xóm. Rồi cũng phải có ly rượu, đĩa mứt, cúng bái để chòm xóm đi lại với nhau...”.

Ngày thường mắm muối rau cỏ chẳng ai chê, nhưng Tết đến mặc nhiên phải tinh tươm, đó là cái lẽ thường tình. Người nghèo sợ... Tết vì gánh nặng tiền bạc, giới cổ cồn cũng chẳng sướng sung gì với Tết.

Mua sắm là nỗi ám ảnh với không ít người dịp Tết Nguyên đán

Mua sắm là nỗi ám ảnh với không ít người dịp Tết Nguyên đán

Cà phê sáng với tôi, K thở than, không biết “đi Tết sếp” kiểu gì để vừa có ý nghĩa, vừa hợp túi tiền. Công ty K thuộc dạng có số má lại ăn nên làm ra, cơ quan chủ quản tận tít thủ đô nên rất hiếm khi được gặp lãnh đạo.

Rồi hàng tá những ông bà cũng hòm hòm sếp, đối diện hàng ngày, “chỉ bảo giúp đỡ” trong công việc từ ngày mới ngơ ngác vào nhiệm sở chẳng nhẽ không có gì để... cảm ơn nhân dịp Tết đến xuân về?

Chọn mãi chưa được món gì ưng ý, cũng bởi cái tin nhắn “sung sướng vỡ òa” chưa vang lên, phải xem năm nay thưởng bao nhiêu để “cân đối chi tiêu”, khoản biếu xén, khoản mang về cho vợ để trọn cả đôi bề trong ấm ngoài êm.

Chọn quà xong rồi cũng phải... chọn giờ hoàng đạo đi biếu, để làm sao được gặp sếp, tâm sự đề đạt năm ba câu chuyện ấp ủ cả năm; rồi thì làm sao tránh gặp đồng nghiệp, tránh tiếng ra lời vào...

Tết cũng cho thấy sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt

Tết cũng cho thấy sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt

Năm nay, anh D thông báo với ba mẹ “con không về ăn Tết”, ông bà buồn rười rượi sau cuộc gọi của thằng con trai đã lang bạt ở Sài Gòn 20 năm nay. Tuổi ngày một lớn nhưng thành công ở tận đâu đâu chưa tìm thấy!

Làm công nhân chán chê, anh D bỏ nhà máy để trở thành “nhân viên môi giới bất động sản”, cả năm nay vận đen đeo bám, chưa bán được sản phẩm nào, thế là cứ sống cầm hơi giữa chốn xa hoa với đồng lương cơ bản 2 triệu đồng mỗi tháng.

Về làm gì khi tiền không dư dả? Trong khi bè bạn ở quê đã khấm khá, nhà xe đề huề - đó là lý do mà anh D nức nở không về. Cũng chỉ vì Tết, không có tiền đồng nghĩa với...không có Tết.

Việt Nam biến thành “xã hội tiêu dùng” khi Tết đến, hàng trăm thứ chờ Tết để thực hiện, nếu bỏ một lăng kính nhỏ vào phiên chợ Tết ngày cuối năm mới thấy sự phân biệt giàu nghèo đến khủng khiếp.

Chiều 30 là ngày của người nghèo cũng chẳng sai, họ đợi chờ cơ hội giảm giá để những đồng tiền tằn tiện chắt bóp không ra đi nhanh quá; họ chấp nhận mua mớ rau, con cá, cân thịt không còn tươi nguyên, những thứ mà tầng lớp khấm khá đã ăn uống phủ phê quanh năm suốt tháng.

Nằm giáp ranh với vùng nông thôn, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) gần như không ăn chơi xả láng như người thôn quê. Tết là cơ hội để họ kinh doanh, buôn bán, mùng 1 Tết quán sá vẫn mở như thường.

Người thôn quê kỵ “mảy xưa” hết mồng, chỉ có ăn chơi, nhậu nhẹt, có bao nhiêu tiền tiêu bằng hết, tết ra lại đổ về thành phố cày cuốc đủ mọi nghề để tiếp tục có cái ăn cái mặc trong năm mới dài dằng dặc.

Có một thực tế là một bộ phận không nhỏ nghèo đi vì Tết, trong khi đó nguồn thu khủng khiếp của doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cuối năm chảy vào túi một số ít đếm trên đầu ngón tay!

Cái sự nghèo đi có hai nguyên nhân, một là giá cả tăng phi mã, hai là thói quen “tiêu Tết, chơi Tết, ăn Tết” ngấm vào xương tủy người Việt.

Không biết từ bao giờ Tết không còn háo hức như lúc trước, thay vào đó là nỗi toan lo cơm áo gạo tiền tăng lên vùn vụt, nghèo có cái lo của nghèo, giàu cũng khó tránh khỏi “nhức đầu” vì thu chi.

Kính mời quý độc giả gửi bài viết chia sẻ cảm xúc Xuân của mình qua hộp thư camxucxuan@dddn.com.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh, hấp dẫn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC XUÂN] Sao lại khổ vì Tết? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715203936 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715203936 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10