Sáp nhập bộ, ngành: Doanh nghiệp trực thuộc có thể độc lập hoặc cổ phần hóa

Nguyễn Việt thực hiện 12/06/2019 14:36

Từ câu chuyện "quên" bàn việc sáp nhập, bộ ngành, rút kinh nghiệm từ DN Nhà nước thua lỗ nghìn tỷ, chúng ta cần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Sự cố 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ là một trong những sai lầm từ quyêt sách nhà nước đi làm kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, "sự" cố 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ là một trong những sai lầm từ quyết sách nhà nước đi làm kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

Đây là chia sẻ của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội với DĐDN bên hành lang Quốc hội ngày 12/6, về ý kiến “quên” bàn sáp nhập bộ, ngành là một thiếu sót của dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ của GS Lê Minh Thông.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐBQH Đỗ Thị Lan: Cơ chế thuận lợi sẽ "cởi trói" quá tải cảng hàng không

    14:00, 06/06/2019

  • ĐBQH Mai Sỹ Diến: Có những quy hoạch điều chỉnh vì nhóm lợi ích

    15:20, 27/05/2019

  • ĐBQH Trần Văn Lâm: Tư nhân “không kém” FDI hay DNNN nếu được trao cơ hội

    11:30, 27/05/2019

  • ĐBQH Nguyễn Hồng Diên: Chính sách còn “nhiêu khê” kéo lùi tốc độ phát triển

    15:22, 22/05/2019

  • Doanh nghiệp nhà nước: Những cơ thể khổng lồ… yếu ớt!

    09:02, 14/04/2019

  • Động lực mới cho cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

    11:56, 16/02/2019

  • Doanh nghiệp nhà nước trước sứ mệnh mới

    05:00, 10/02/2019

 - Theo GS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, việc “quên” bàn sáp nhập bộ, ngành là một thiếu sót của dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ. Ông Minh Thông cho rằng, cần phải bổ sung, đặt ra từ bây giờ để sắp tới có căn cứ thực hiện. Ông đánh giá thế nào về ý kiến trên?

GS Lê Minh Thông nhận xét rất chính xác, bởi việc này đã có chủ trương, cần được xem xét đưa vào bổ sung ngay thời điểm này. Chúng ta đang bàn sâu về những vấn đề ở địa phương, vậy còn ở Trung ương tại sao lại bị “bỏ quên”?  Việc sáp nhập bộ, ngành cần được đưa ra Quốc hội bàn bạc và có ý kiến để đảm bảo phù hợp đầu mối và tính liên thông, liên kết giữa chuyên môn trong một lĩnh vực hoặc tại một số lĩnh vực tương đương nhau.

Ví dụ, trước đây chúng ta từng tách bộ Khoa học và Công nghệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bây giờ nhập vào theo tôi cũng không vấn đề gì. Hoặc Bộ Tài chính sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Bộ Công Thương có thể sáp nhập các bộ khác…Nhưng tại sao chúng ta không làm? Tôi đồng tình với ý kiến của GS Lê Minh Thông, vì chúng ta bàn về Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó phải có cơ cấu chính phủ. Khi đã có chủ trương thì cần luật hóa hay đưa ra bàn bạc, còn sáp nhập như thế nào sẽ phải xem xét, lập đề án cụ thể.

Theo ông, điều gì sẽ xảy ra nếu không đưa chuyện sáp nhập bộ ngành vào dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ thời điểm này?

Sẽ xảy ra những trường hợp sau đây. Thứ nhất, chúng ta đã bỏ sót chủ trương này. Thứ hai, chủ trương khó thực hiện vì sợ “động chạm” nên né tránh. Thứ ba, chưa xây dựng xong các đề án. Thứ tư, chưa có ai nghiên cứu, chưa phân công xem xét.

Tuy nhiên, sau việc sáp nhập còn rất nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có các DNNN trực thuộc Bộ, thưa ông?

Theo chủ trương chung, bộ không là cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp. Việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là bước chuyển DNNN  ra khỏi bộ, ngành. Chúng ta không thể để xảy ra tình trạng bộ quản lý nhà nước lại đi kinh doanh, nắm quyền kinh doanh, xây dựng chính sách cho chính các doanh nghiệp của mình. Đơn cử, Bộ Công Thương xây dựng hệ thống các quy định cho doanh nghiệp hóa chất, nhưng lại thành lập doanh nghiệp hóa chất. Như vậy, việc quản lý coi như bằng 0, các doanh nghiệp “đối thủ” nếu có phải cạnh tranh mà “không thua mới lạ”. Từ đây, tạo ra sự bất bình đẳng cho các doanh nghiệp, dẫn đến sự phân biệt “con đẻ, con nuôi” giữa DNNN và những doanh nghiệp khác, ảnh hưởng quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Vậy sau sáp nhập bộ, các doanh nghiệp trực thuộc bộ sẽ “đi đâu, về đâu”, thưa ông?

Các doanh nghiệp này sẽ độc lập và có thể cổ phần hóa. Nếu là DNNN thì phải chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước, hoặc có người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó nếu là doanh nghiệp cổ phần. Chúng ta sẽ thực hiện theo luật doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, có thể thoái toàn bộ vốn nhà nước.

Theo quan điểm của tôi, Nhà nước không phải là chủ thể kiếm tiền, mà phải tạo ra môi trường kinh tế, xã hội cho các chủ thể khác tham gia vào quá trình vận động để phát triển kinh tế, đóng góp cho đất nước. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ có nhiệm vụ kiếm tiền cho bản thân mình, mà họ còn làm lành mạnh, cũng như khơi dậy sự hùng cường của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, nhà nước phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Nhà nước chỉ nên thành lập doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực xã hội không mong muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư, hay những doanh nghiệp trực tiếp cho quốc phòng, an ninh.

Sự cố 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ là một trong những sai lầm từ quyết sách nhà nước đi làm kinh tế. Chính việc này dẫn đến tổ chức thực hiên không đến nơi đến chốn, gây thất thoát tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Chúng ta không nên tiếp tục ngập sâu vào “vũng bùn” kinh tế này, vì nó tạo điều kiện cho sai trái, tham nhũng, lãng phí phát triển. Nghiêm trọng hơn cả là sự tha hóa, biến chất của một số cán bộ cũng như quản lý doanh nghiệp.

- Với kiến nghị của GS Lê Minh Thông, ông có đề xuất gì thêm về vấn đề này?

Từ quan điểm của GS Lê Minh Thông, tôi cũng đề nghị Chính phủ và Bộ Nội vụ phải báo cáo lý do tại sao không đưa vấn đề này vào, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân nhắc việc cơ cấu, sáp nhập, chia tách, tái cấu trúc lại bộ máy của Chính phủ sao cho hợp lý.

Ở đây không chỉ tái cấu trúc bộ máy Chính phủ thông thường, mà phải căn cứ vào hệ thống chính trị, chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo chúng ta triển khai được thể chế của Trung ương. Đồng thời, phải thực hiện được nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với địa phương.

Các ngành phải chỉ đạo được các địa phương sao cho thông suốt, xây dựng một chính phủ kiến tạo. Kiến tạo đầu tiên bắt đầu từ tổ chức, sau đó là các công việc và hệ thống công việc. Ngoài ra, phải mạnh dạn lập ngay danh mục các doanh nghiệp không được phép trực thuộc các bộ, ngành.

Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sáp nhập bộ, ngành: Doanh nghiệp trực thuộc có thể độc lập hoặc cổ phần hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO