Shark Đỗ Liên: Hướng tới các dự án đề cao tính nhân văn

Đan Thanh 11/10/2019 08:53

Đề cao tính cộng đồng, hướng tới con người trong các dự án và không đề cao lãi lỗ, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) đang cho thấy một hướng đi đậm chất nhân văn và đầy khác biệt.

Trong bối cảnh các vấn đề môi trường ngày càng trở nên nhức nhối, các dự án xanh cho cộng đồng ngày một nhiều hơn, tạo thành xu hướng phát triển bền vững mạnh mẽ trên thế giới.

bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) đang cho thấy một hướng đi đậm chất nhân văn và đầy khác biệt.

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên)

Đề cao những dự án về môi trường

Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi biến động khí hậu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung với sự xuất hiện của nhiều dự án, giúp giải quyết và đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của con người không khí, nguồn nước.

Một trong những cái tên nổi bật có thể kể đến thời gian qua là dự án nhà máy nước mặt sông Đuống có quy mô gần 65 ha và vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 5.000 tỷ đồng.

Đây hiện là dự án nhà máy nước có quy mô lớn nhất miền Bắc. Sau khi khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy Mặt nước sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Dự án này nhằm đáp ứng nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn cho khoảng 1/3 dân số Hà Nội cũng như các vùng phụ cận, dần thay thế nguồn nước ngầm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm.

Thế nhưng chắc có lẽ không mấy người biết rằng người quan trọng góp mặt đằng sau dự án lại là nhân vật quen thuộc “bà ngoại U60” Đỗ Thị Kim Liên.

Khác với nhiều nhà kinh doanh, bà Liên cho thấy quan điểm đầu tư rõ ràng, hướng tới các dự án đề cao tính nhân văn, duy trì các giá trị truyền thống. Bà đề cao những dự án về môi trường, vì cộng đồng cùng sự lan tỏa năng lượng tích cực.

Với vai trò mới trên “chiếc ghế nóng” Shark Tank, “bà ngoại U60” mong muốn cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, củng cố niềm tin, giúp các bạn trẻ định vị bản thân và phát triển vượt ra ngoài giới hạn của chính các bạn trong vai trò "bà đỡ" hơn là tính toán lời lỗ.

Bà mong muốn tiếp tục có các chiến lược, dự án nhân văn để định hướng, hỗ trợ giới trẻ trưởng thành, sống có trách nhiệm hơn.

Với người phụ nữ ấy, điều quan trọng không phải là con số đầu tư, lợi nhuận mà là giá trị cho cộng đồng. Mặc dù thường khó để sinh lời hoặc sinh lời chậm, các dự án xã hội lại gánh vác những giá trị và trách nhiệm lớn.

Cân bằng cùng an sinh xã hội

Gắn mình cùng những trách nhiệm với xã hội, bà Liên nhiều năm qua cũng luôn dành thời gian cho các hoạt động thiện nguyện dù bận trăm công nghìn việc. Với sự rung cảm của một người từng “trồng người”, giáo dục là vấn đề yếu tố được bà Liên quan tâm trong những chuyến hành trình.

Từng cùng chồng rong ruổi trên những miền cao của Tổ quốc, hình ảnh cuộc sống khó khăn của những trẻ em nơi đây luôn khiến bà đau đáu.

Bà từng chia sẻ rằng: “Đến với trẻ em nghèo, mang tri thức đến với những em nhỏ là tiêu chí và định hướng của tôi. Tôi muốn đem những điều tôi có, những may mắn của mình để chia sẻ với các em nhỏ ở vùng cao”.

“Bà ngoại U60” từng đánh giá một quốc gia khởi nghiệp không chỉ có kinh doanh sinh lợi nhuận mà phải cân bằng cùng vấn đề an sinh xã hội.

Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới cũng đang trăn trở về nước sạch, môi trường sạch, sức khỏe tốt, cộng đồng bền vững. Với vị trí là Chủ tịch Quỹ môi trường xanh Việt Nam, bà Liên luôn đau đáu thực hiện sứ mệnh để môi trường sống xanh, sạch đúng nghĩa.

Bà cho rằng về sâu xa, mọi thứ đều có sự liên quan lẫn nhau và cộng đồng là gốc rễ của vấn đề.

Ví dụ như việc sản xuất nước sinh hoạt, muốn người dân có giá ưu đãi thì quy trình xử lý nước thải phải giảm đi. Muốn như vậy, nước đầu nguồn xả thải phải gia tăng độ sạch mà điều này được quyết định bởi chính người dân, cho thấy cộng đồng hiện nay là động lực duy nhất cho một cộng đồng bền vững trong tương lai.

Như trong dự án máy nước mặt sông Đuống, vị nữ Chủ tịch HĐQT lấy yếu tố con người làm trọng tâm. "Nước sạch là nguồn sống, là máu của con người. Với ngành nước, nếu mình không hiểu và kinh doanh không có tâm thì không bao giờ làm được", bà Liên tâm sự.

Kinh doanh mà chỉ làm ra tiền thôi thì chưa phải là kinh doanh”, câu triết lý làm nên thương hiệu của “bà ngoại U60”, cho thấy cái tầm và tâm của một người từng làm giáo dục.

Điều này càng rõ hơn khi Shark Liên rót vốn vào các dự án có tính cộng đồng cao tại Shark Tank, thậm chí chẳng cần chia lợi nhuận, mang lợi nhuận dùng vào phúc lợi xã hội như chuỗi homestay giá rẻ của cô nàng chuyển giới, ống hút cỏ hay dự án thu gom rác đang thua lỗ.

Với những nốt thăng trầm trong cuộc đời, chuyến hành trình hàng chục năm qua đã tạo nên một Đỗ Thị Kim Liên giàu tình cảm cùng triết lý kinh doanh nhân văn đáng nể phục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Shark Đỗ Liên: Hướng tới các dự án đề cao tính nhân văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO