Sharp Việt Nam gửi đơn tố cáo Asanzo lên Bộ Công an

Diendandoanhnghiep.vn Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam đã gửi đơn tố cáo Asanzo đến Cơ quan an ninh, Bộ Công an, bên cạnh đó yêu cầu Asanzo xin lỗi, cải chính công khai.

Nội dung đơn tố cáo nêu rõ, được sự ủy quyền của Tập đoàn Sharp (Nhật Bản), công ty làm đơn này tố cáo hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo (Asanzo).

Theo đó, đơn tố cáo nêu rõ: Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (Sharp) nhận được thông tin trong buổi họp báo ngày 17/9/2019 của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo (Asanzo) công bố trước công chúng về việc Asanzo đang sở hữu công nghệ Nhật Bản như các phát ngôn trên truyền thông, và Asanzo đang có quan hệ hợp tác với Sharp-Roxy (Hong Kong - SRH).

Tại buổi họp báo này, Asanzo đã công bố thư xác nhận của SRH về mối quan hệ hợp tác này vào ngày 12/9/2019. “Chúng tôi khẳng định thông tin Asanzo đưa ra là sai sự thật và tài liệu đưa ra là giả mạo, bởi Tập đoàn Sharp trước đây có hợp tác cùng Công ty Điện tử Roxy, tạo thành liên doanh Sharp-Roxy (Hong Kong - SRH)”.

Tuy nhiên, ngày 25/9/2016, Tập đoàn Sharp kết thúc việc liên doanh cùng Công ty điện tử Roxy và SRH trở thành công ty con 100% vốn sở hữu bởi Tập đoàn Sharp. Đến ngày 31/10/2016 hoàn thành việc đăng ký thay đổi tên công ty từ Sharp-Roxy (Hong Kong) thành Công ty TNHH Sharp Hong Kong.

Toàn văn thư Sharp Việt Nam yêu cầu Asanzo xin lỗi, cải chính công khai.

Toàn văn thư Sharp Việt Nam yêu cầu Asanzo xin lỗi, cải chính công khai.

Như vậy không thể xảy ra việc SRH xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9/2019. Do đó, lá thư xác nhận bởi SRH được công bố bởi Asanzo trong buổi họp báo vào ngày 17/9/2019 là giả mạo. Từ ngày 31/10/2016, Tập đoàn Sharp không có bất kỳ mối quan hệ hợp tác mua bán nào với Asanzo.

Vì thế, theo đơn tố cáo, nội dung mà Asanzo đưa ra “Sharp-Roxy (HongKong), tuyên bố và khẳng định rằng chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan... cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực” là không đúng sự thật.

Cùng ngày, Sharp Việt Nam cũng gửi thư yêu cầu Asanzo xin lỗi cải chính công khai. Công ty này cho rằng, Asanzo cố tình sử dụng nguồn gốc thương hiệu Sharp, lừa dối người tiêu dung cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, danh tiếng và thương hiệu Sharp.

“Vì những lý do nêu trên, Sharp chính thức yêu cầu Asanzo phải thực hiện cải chính thông tin sai sự thật và xin lỗi công khai Tập đoàn Sharp do các thông tin sai lệch đã đưa ra trước đó”, Công ty khẳng định.

“Trong trường hợp Asanzo không thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai thì chúng tôi sẽ khởi kiện ra tòa án để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật”, Sharp nêu.

Toàn văn thư Sharp Việt Nam yêu cầu Asanzo xin lỗi, cải chính công khai.

Toàn văn thư Sharp Việt Nam yêu cầu Asanzo xin lỗi, cải chính công khai.

Trước đó, như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, vào ngày 19/9, Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam phát đi thông cáo báo chí cho biết Công ty Asanzo đã giả mạo bằng chứng và tuyên bố đang tìm hiểu các thủ tục pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện Asanzo.

Theo đó, Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (SVN) cho biết, công ty đã nhận được thông tin rằng trong buổi họp báo ngày 17/9 của một nhà sản xuất điện tử Việt Nam, là Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo công bố trước công chúng về bằng chứng Asanzo đang sở hữu công nghệ Nhật Bản như các phát ngôn trên truyền thông, đó là bằng chứng về quan hệ hợp tác giữa Asanzo và Sharp-Roxy Hong Kong (SHR). Asanzo đã công bố lá thư xác nhận của SHR về mối quan hệ hợp tác này vào ngày 12/09/2019 như là bằng chứng.

Tuy nhiên, SRH đã công bố việc kết thúc liên doanh cùng Công ty Roxy vào ngày 31/10/2016. Cụ thể, ngày 25/9/2016 Tập đoàn Sharp kết thúc việc liên doanh cùng Công ty Điện tử Roxy và SRK trở thành công ty con 100% vốn sở hữu tại Tập đoàn Sharp. Tiếp đó, ngày 31/12/2016 đã hoàn thành việc đăng ký thay đổi tên công ty từ Sharp – Roxy (Hong Kong) thành Công ty TNHH Sharp Hong Kong. Từ thời điểm này (cuối 2016), Công ty Điện tử Roxy không còn quan hệ gì với Tập đoàn Sharp nữa.

“Dựa trên sự thật đó, việc SRH xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9/2019 là không thể xảy ra. Do đó, chúng tôi tin rằng lá thư xác nhận bởi SRH được công bố bởi Asanzo trong buổi họp báo của họ vào ngày 17/9/2019 là giả mạo. Vì thế nội dung mà Asanzo đưa ra Sharp Roxy Hong Kong tuyên bố và khẳng định rằng chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực là không đúng sự thật.

Việc giả mạo chứng từ của Asanzo không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu Sharp được gây dựng hơn 107 năm lịch sử bởi Tập đoàn Sharp, và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi, Tập đoàn Sharp và Sharp Việt Nam đang tìm hiểu các pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu”, SVN khẳng định.

Ngay sau đó, trong thông báo phát đi vào tối muộn ngày 19/9 Asanzo cho hay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng "hoàn toàn bất ngờ" trước Thông cáo báo chí của Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam.

"Chúng tôi khẳng định rằng đó là những văn bản mà chúng tôi nhận được từ phía đối tác. Ngay lập tức trong chiều nay, chúng tôi đã tiến hành liên hệ với đối tác của chúng tôi ở nước ngoài để yêu cầu được giải thích, đồng thời sẽ cử người ra nước ngoài làm việc trực tiếp để bảo đảm thông tin xác thực", thông báo nêu.

Theo điều tra của báo Tuổi Trẻ TP HCM, Công ty cổ phần điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

Tháng 6/2018, Thủ tướng giao Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh việc Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam. Kết luận này cần báo cáo Thủ tướng trước 30/7, nhưng sau đó đã được lùi lại tới 30/8 do "tính chất phức tạp của vụ việc".

Ngày 30/8, Asanzo tuyên bố tạm đóng cửa nhà máy do tổn thất quá lớn trong thời gian chờ kết luận thanh tra nghi án "bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam". 

Doanh nghiệp này ước tính thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng do vướng vào nghi vấn trên. Sau khoảng 20 ngày đóng cửa, các nhà máy của Asanzo đã hoạt động sản xuất trở lại từ 17/9. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sharp Việt Nam gửi đơn tố cáo Asanzo lên Bộ Công an tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714258749 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714258749 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10