“Siết” sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

Diendandoanhnghiep.vn "Việc siết lại sở hữu chéo là điều vô cùng quan trọng, vì đây là nguyên nhân tạo ra những cuộc khủng hoảng trong ngân hàng…".

Đó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu xung quanh dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang được Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý hoàn thiện.
hihihihi

Sở hữu chéo là nguyên nhân tạo ra những cuộc khủng hoảng trong ngân hàng. Ảnh minh họa

Theo đó, Dự thảo đưa ra những quy định siết chặt tình trạng sở hữu chéo bằng cách giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa 5% xuống 3% đối với cổ đông cá nhân, từ 15% xuống 10% đối với cổ đông tổ chức. 

Dự thảo cũng quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân là thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương...

Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc siết lại sở hữu chéo là điều vô cùng quan trọng, vì đây là nguyên nhân tạo ra những cuộc khủng hoảng trong ngân hàng. Vụ việc xảy ra trước đây tại 3 ngân hàng OceanBank, GPBank và CB (Ngân hàng Xây dựng) dẫn đến Ngân hàng Nhà nước phải mua bắt buộc với giá 0 đồng cũng có nguyên nhân một phần là do sở hữu chéo.

Ngay cả với các ngân hàng khác, tình trạng sở hữu chéo cũng tồn tại từ rất lâu. Ngân hàng Nhà nước đã tìm cách giải quyết triệt để hoặc giảm thiểu sở hữu chéo nhưng tình trạng này vẫn tồn tại dẫn đến những sai phạm. 

>>Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn ngừa sở hữu chéo

Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, sở hữu chéo là vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng. Sở hữu chéo tạo ra một nhóm quyền lực có thể thao túng ngân hàng. Thông qua sở hữu chéo, những thành viên trong HĐQT ngân hàng có thể có những chấp thuận đối với các gói tín dụng vượt khỏi mọi quy định.

Để hợp thức hoá các khoản tín dụng này, họ sẽ phải lách quy định bằng cách này hay cách khác. Vì sở hữu chéo mà họ có thể lách quy định một gói tín dụng cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của một tổ chức tin dụng, không vượt quá 25% đối với một khách hàng và người liên quan.

Nếu những bên liên quan có sự sở hữu chồng chéo với nhau thì họ có thể dễ dàng lách luật để không vi phạm quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. “Đây chỉ là một ví dụ cho thấy sở hữu chéo là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề trong ngành ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, việc giải quyết tình trạng này luôn là một thách thức lớn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Huỳnh Thế Du nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước muốn siết chặt quy định về sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng không nằm ngoài mục tiêu ngăn chặn rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

“Sở hữu chéo là một trong những vấn đề lớn của hệ thống tài chính Việt Nam. Thực ra điều này xảy ra với rất nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ với Việt Nam. Do đó, một trong những công cụ quan trọng là yêu cầu các tổ chức tín dụng đảm bảo điều kiện về an toàn vốn, công khai minh bạch, quản trị rủi ro,... Một khi đã công khai minh bạch, việc sở hữu chéo bên trong ngân hàng cũng sẽ giảm”, TS. Huỳnh Thế Du phân tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Siết” sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714138393 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714138393 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10