Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa tác động lên lạm phát Việt Nam như thế nào?

ĐÌNH ĐẠI 23/05/2021 05:00

Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng vận động của nhóm hàng hóa thế giới có thể khiến CPI Việt Nam tăng thêm 1,63% vào cuối năm, lên mức 3,3% - 3,6% vào cuối năm 2021.

Theo nhóm chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), nếu diễn biến giá hàng hóa xảy ra đúng như dự báo, hạn mức dự báo lạm phát năm 2021 có thể sẽ được nâng từ 2.7 - 3.0%, lên mức 3.3 - 3.6% vào cuối năm 2021.

Giá các loại hàng hóa đều tăng mạnh.

Giá các loại hàng hóa đều tăng mạnh.

Hiện nay, lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát giúp cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì thanh khoản dồi dào nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hạn chế ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia của BSC cũng cho rằng, do áp lực tại kinh tế nội địa khá thấp nên các yếu tố tác động lên chính sách tiền tệ Việt Nam nhiều khả năng sẽ đến từ động thái các ngân hàng trung ương của các cường quốc trên thế giới, trong đó chủ yếu là FED và sẽ có 02 khả năng xảy ra:

Thứ nhất, nếu FED tiếp tục duy trì chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế và đặt mức lãi suất thấp, Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng hiện tại.

Thứ hai, nếu FED quyết định thắt chặt, Việt Nam cũng có thể sẽ nâng mức lãi suất và thắt chặt lại xu hướng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trường hợp này khó xảy ra khi các quốc gia trên thế giới vẫn đang hướng tới chính sách phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đợt bùng nổ của dịch bệnh COVID-19.

Theo các chuyên gia của BSC, nhiều nhóm ngành tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ siêu tăng giá hàng hóa này như: Ngành dầu khí, ngành hóa chất – phân bón, ngành nông nghiệp, ngành thép…

Cụ thể, đối với ngành dầu khí, sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm do suy kiệt các mỏ lâu năm. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, khí tự nhiên dự kiến tăng lần lượt 3%/năm, 10.5%/năm và 14%/năm trong giai đoạn tới.

Ngành dầu khí Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

Ngành dầu khí Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

BSC kỳ vọng ngành Dầu Khí sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021 do: Giá dầu hồi phục +36% so với cùng kỳ năm trước, giúp cải thiện triển vọng kinh doanh và mức định giá của các doanh nghiệp dầu khí; Triển vọng hồi phục nền kinh tế cải thiện nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, khí đốt cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận tải; Tình trạng thiếu hụt dầu mỏ - khí mỏ trong nước thúc đẩy nhu cầu đầu tư các dự án thăm dò, khai thác các mỏ mới.

Đối với ngành Hóa chất – Phân bón, giá các loại phân bón nội địa tăng từ 30% - 42% so với 2020, nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và Nguồn cung thắt chặt. Do đó, giá bán các loại phân bón trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng 20%, do dự kiến nguồn cung nhập khẩu Trung Quốc phục hồi và cước phí vận chuyển sớm ổn định vào cuối năm 2021 .

Ngoài ra, kỳ vọng vào sửa đổi luật thuế VAT trong 2021. Dự kiến các doanh nghiệp sản xuất Ure sẽ được hưởng lợi lớn nhất khi mức hoàn thuế nhiều nhất 200 - 300 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận.

Đối với ngành nông nghiệp, các chuyên gia đánh giá, ngành gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ 3 yếu tố chính: Giá gạo thế giới tăng mạnh trong năm 2021; Thời tiết thuận lợi giúp sản lượng gạo Việt Nam tăng; Việt Nam tăng xuất khẩu gạo cho thế giới trong bối cảnh nhu cầu gia tăng.

Sản lượng lúa gạo của Việt Nam tăng cao nhờ thời tiết thuận lợi.

Sản lượng lúa gạo của Việt Nam tăng cao nhờ thời tiết thuận lợi.

Giá gạo thế giới và Việt Nam duy trì đà tăng trong năm 2021 nhờ nhu cầu gia tăng để tích trữ lương thực thế giới; Giá container tăng làm ảnh hướng giá gạo xuất khẩu. Qua đó, giá gạo Việt Nam 5% tăng lên 505,4 USD/mt (+46% YoY) trong tháng 1/2021.

Bên cạnh đó, sản lượng gạo tăng nhờ thời tiết thuận lợi. Lượng mưa nhiều sẽ giảm bớt tình trạng hạn hán và ngập mặn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như đầu năm 2020 và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo. Theo BMI, sản lượng gạo tăng lên 1,1% trong 2021 đạt 27,4 triệu tấn.

Trong khi đó, ngành mía đường được đánh giá triển vọng xuất khẩu sẽ khả quan hơn trong năm 2021, nhờ vào 3 yếu tố chính hỗ trợ: Việt Nam tăng xuất khẩu đường vào thị trường Trung Quốc trong năm 2021; Giá đường thế giới đang tăng mạnh và Thuế chống phá giá từ ngoại nhập và chống trợ giá.

Việc thiếu hụt vùng nguyên liệu đường của Trung Quốc khiến quốc gia này tăng nhập khẩu đường của Việt Nam. Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu đường Việt Nam tăng đột biến với giá trị lên tới 106.3 triệu USD so với năm 2019 chỉ khoảng 2.7 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá, ngành nào sẽ gặp khó?

    Nguy cơ siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá, ngành nào sẽ gặp khó?

    11:00, 21/05/2021

  • Lạm phát Mỹ tăng vọt, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

    Lạm phát Mỹ tăng vọt, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

    05:00, 16/05/2021

  • Giá vàng tuần tới: Lực đẩy từ áp lực lạm phát

    Giá vàng tuần tới: Lực đẩy từ áp lực lạm phát

    05:30, 09/05/2021

  • KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát

    KINH TẾ CUỐI TUẦN: Nguy cơ lạm phát

    04:00, 08/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa tác động lên lạm phát Việt Nam như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO