SIP thiếu cơ hội cho đại chúng

L.MỸ 07/10/2022 16:00

Với cổ đông cô đặc chiếm 92,9% cổ phần, thì dù Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) sắp chuyển sàn niêm yết, cổ đông nhỏ lẻ cũng ít cơ hội.

>>>Tương lai còn gọi tên cổ phiếu bất động sản công nghiệp

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết toàn bộ gần 93 triệu của SIP.

 Cơ cấu cổ đông của SIP.

Cơ cấu cổ đông của SIP


Quỹ đất “khủng”

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động, một trong những ngành giữ được triển vọng là nhóm bất động sản công nghiệp. Làn sóng dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đến Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều “đại bàng” mới, hứa hẹn kéo theo nhiều doanh nghiệp nhỏ, nhà cung ứng và đồng thời xoay chuyển vị thế chuỗi cung ứng của Việt Nam, mở ra triển vọng cho các doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp còn quỹ đất rộng.

Tại thị trường miền Nam, SIP là một trong những công ty phát triển khu công nghiệp (KCN) niêm yết lớn nhất với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200ha. Công ty hiện có 4 KCN và 4 khu đô thị liền kề các KCN tại TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh.

So sánh với quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản KCN lớn phía Nam, có lẽ SIP hiện chỉ thua Becamex Bình Dương (10.000 ha), IDICO (3.270 ha), và vượt xa nhiều đại gia khác như Tín Nghĩa (hơn 2.000 ha), hay các công ty thành viên của Sonadezi như Sonadezi Châu Đức (1.200 ha), Nam Tân Uyên (đã hết quỹ đất sẵn sàng khai thác), D2D, Long Hậu…

504tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 của SIP, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2021.

Bí ẩn cổ đông lớn

Sở dĩ SIP có vị thế quỹ đất KCN lớn, lại gắn với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là bởi SIP có lợi thể gắn với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR). Tuy nhiên, GVR chỉ trực tiếp nắm 1,71% cổ phần SIP.

Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc cùng nhóm cổ đông có liên quan mới nắm cổ phần chi phối tại SIP (19,46% chưa tính liên quan). An Lộc chuyên về kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Hiện chưa có bất kỳ thông tin dự án cụ thể nào thuộc công ty này, đặc biệt là dự án bất động sản KCN.

Đại diện An Lộc là bà Vũ Thị Mỹ Lynh, cũng là người đại diện của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới, chuyên về lịch vực bất động sản, xây dựng dân dụng. Công ty này theo BCTC quý II/2022 của SIP, do SIP nắm 99,94% sở hữu. Công ty này cũng có hoạt động đầu tư khá mạnh vào các thành viên khác của GVR, chẳng hạn vào Vinaruco, và sau đó bán ra, song song với An Lộc mua vào.

Được xem là một trong những doanh nghiệp dư tiền mặt, song dòng tiền tại SIP cũng lòng vòng đi quanh các cổ đông và thành viên. Chẳng hạn, thời gian trước, trong khi An Lộc đầu tư SIP, SIP cũng cho vay ngược công ty con là Thế Hệ Mới theo dạng tín chấp hàng trăm tỷ đồng. Tại 30/6/2022, SIP có dư nợ cho vay An Lộc tới hơn 1.949 tỷ đồng, lãi suất vay 6,4%, chiếm gần hết giá trị tuyệt đối trong khoản phải thu về cho vay ngắn hạn.

Công ty Chứng khoán ACBS nhận định, mối quan tâm với cổ phiếu SIP chính là thanh khoản cổ phiếu thấp và sở hữu chéo giữa SIP với các công ty thành viên của GVR.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản công nghiệp cần mô hình phát triển phù hợp

    Bất động sản công nghiệp cần mô hình phát triển phù hợp

    15:00, 21/09/2022

  • Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hải Dương

    Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hải Dương

    17:03, 25/08/2022

  • Bất động sản công nghiệp thiếu dịch vụ chuyên nghiệp

    Bất động sản công nghiệp thiếu dịch vụ chuyên nghiệp

    10:00, 13/08/2022

  • Mang thương hiệu bất động sản công nghiệp của Hoa Kỳ đến Việt Nam

    Mang thương hiệu bất động sản công nghiệp của Hoa Kỳ đến Việt Nam

    04:00, 07/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
SIP thiếu cơ hội cho đại chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO