Sóc Sơn (Hà Nội): Ngang nhiên lấn chiếm hành lang đê, tại sao chính quyền không xử lý?

Diendandoanhnghiep.vn Gần 10 năm trôi qua, dù UBND xã Tân Hưng đã có nhiều Quyết định xử phạt với yêu cầu hoàn nguyên hiện trạng, nhưng sai phạm không những “nghênh ngang” tồn tại mà thậm chí còn có phần được “ưu ái”…

hihiiihi

 Mùa mưa bão đang cận kề, trong khi những vi phạm pháp luật về đê điều tại huyện Sóc Sơn vẫn chưa được xử lý dứt điểm khiến người dân nơi đây không khỏi bất an…( Ảnh: Vinh Đức)

Câu chuyện tưởng như “đùa” ấy khiến dư luận tại xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) vô cùng bức xúc. Đáng chú ý, đến nay khi mùa mưa bão đang cận kề, trong khi những vi phạm pháp luật về đê điều tại địa phương này vẫn chưa được xử lý dứt điểm khiến người dân nơi đây không khỏi bất an…

Theo đó, bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép của ông Nguyễn Đình Ban đã tồn tại hơn 10 năm nay. Đáng nói, chính UBND xã Tân Hưng đã khẳng định, ông Nguyễn Đình Ban đã tự ý chiếm hàng nghìn m2 đất công để làm bãi trung chuyển VLXD trái phép, Lãnh đạo xã Tân Hưng cũng đã ký quyết định xử phạt hành chính 4 triệu đồng và buộc ông Ban hoàn nguyên hiện trạng ban đầu…

Thế nhưng hơn 10 năm trôi qua, sai phạm vẫn ngang nhiên hiện hữu, hàng nghìn m2 đất vẫn bị chiếm dụng để làm bãi tập kết VLXD trái phép. Người dân địa phương bức xúc, báo chí cũng liên tục phản ánh nơi đây đang có dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng đến hành lang đê điều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão… nhưng các cơ quan chức năng địa phương vẫn “thờ ơ”, không xử lý? Như vậy, huyện Sóc Sơn đang buông lỏng quán lý hay cố tình “chống lưng” cho sai phạm? Trách nhiệm của Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội ở đâu?

hihihi

Ông Nguyễn Đình Ban đã tự ý chiếm hàng nghìn m2 đất công để làm bãi trung chuyển VLXD trái phép (Ảnh: Vinh Đức)

Cần phải nhắc lại, thời gian qua, liên quan đến hàng loạt vi phạm pháp luật về đê điều xảy ra tại nhiều địa phương đã khiến dư luận không khỏi bức xúc, cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phải ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật;  phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Cũng tại chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất là các vụ vi phạm nổi cộm, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Như vậy, phải hỏi, ngay chính tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua, lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã và đang làm gì khi để vi phạm kéo dài hàng chục năm trời vẫn không xử lý? Phải chăng, huyện Sóc Sơn đang đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?

hihihih

Thủ tướng Chính phủ đã phải ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. (Ảnh: Vinh Đức)

Đáng nói, trao đổi thông tin vụ việc này với cơ quan báo chí, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng trả lời không chút do dự: “Họ đang hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép theo đúng quy định pháp luật”? Sai phạm đã rõ như ban ngày, tại sao vị Chủ tịch địa phương này không quyết liệt xử lý mà vẫn còn chờ “cấp phép”? Phải chăng có điều gì khuất tất?

Cần phải nói thêm, quá trình tìm hiểu và thực hiện loạt bài viết này, PV Diễn đàn Doanh nghiệp đã nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn, liên quan đến hoạt động của ông Nguyễn Đình Ban - Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng khai thác khoáng sản Hưng Tín (Công ty Hưng Tín - PV). Được biết, ông Ban là nhân vật có “tiếng” tại huyện Sóc Sơn và vùng lân cận, Công ty Hưng Tín cũng là một trong những doanh nghiệp khai thác cát, sỏi lớn nhất địa phương này.

Liên quan đến hoạt động khai thác cát trái phép, có nguồn tin cho rằng, ngày 20/7/2018, Đồn Công an Trung Giã,  phối hợp cùng  Đội Cảnh sát kinh tế -  Công an huyện Sóc Sơn đã bắt quả tang ông Nguyễn Đình Ban đang có hành vi hút cát trái phép từ trên 2 tàu ở dưới sông lên ngay bãi tập kết vật liệu của mình. Vụ việc sau đó, phía Công an huyện Sóc Sơn đã tạm giữ toàn bộ phương tiện, số lượng cát trên bến bãi... và khám xét nơi ở của đối tượng này.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để thông tin cụ thể đến bạn đọc!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sóc Sơn (Hà Nội): Ngang nhiên lấn chiếm hành lang đê, tại sao chính quyền không xử lý? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714176881 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714176881 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10