Căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh với Iran tại vùng Vịnh đang ngày càng leo thang, có nguy cơ đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh.
Căng thẳng giữa Iran và phương Tây đã kéo dài nhiều tuần nay, khởi đầu bằng việc Anh bắt giữ một tàu Iran vì nghi ngờ con tàu này chở dầu thô đến Syria.
Mỹ khó thắng Iran bằng cách cũ
Mặc dù Iran vẫn mạnh miệng thách thức, thậm chí tuyên bố sẽ làm giàu uranium cấp độ cao hơn trong tháng 7/2019. Tuy nhiên, phía Mỹ- Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vẫn hạ giọng: “Mỹ không muốn chiến tranh với Iran”.
Sở dĩ Mỹ vẫn dền dứ, chưa gây chiến với Iran là do Iran là một cường quốc trong khu vực với 83 triệu dân, sức mạnh quân sự đứng thứ 14/137 quốc gia được Global Firepower xếp hạng. Hải quân Iran không phải dạng vừa, sở hữu 389 tàu hải quân, trong đó có 34 tàu ngầm.
Cũng giống như mọi cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông, đi đầu là “hỏa lực ngoại giao” theo sau là tên lửa, tiêm kích nhanh chóng làm đối thủ bị tê liệt, nhưng với Iran thì không.
Không có dấu hiệu bất ổn nội bộ trước các đòn tấn công chính trị là điểm khác biệt ở Iran so với những “bại tướng” của Mỹ. Xem ra công thức “cấm vận + bạo loạn + khí tài quân sự trực chỉ” không phát huy công năng trước sức mạnh đoàn kết của người Iran.
Vùng Vịnh chỉ yên ổn khi không còn dầu mỏ hoặc ngả về phương Tây. Dầu mỏ rồi sẽ cạn kiệt, nhưng không phải một sớm một chiều, còn ngả theo phương Tây là điều khó có thể xảy ra!
Để áp đảo, Washington chỉ còn cách dùng vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng đây là nước cờ vô cùng mạo hiểm và tốn kém. Hơn nữa, với nước cờ này, không chắc Mỹ giữ được các đồng minh giàu có ở vùng Vịnh!
Mấy năm qua, Nga luôn có mặt kịp thời ở những điểm nóng quân sự do Mỹ phát động, Iran là một đồng minh của Nga, nên nhớ rằng, mức độ vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga còn hiện đại hơn cả Mỹ.
Đặc biệt, Iran có tầm ảnh hưởng lớn đến cục diện địa chính trị Trung Đông, cũng như giá dầu thế giới, nên Mỹ cân nhắc “đánh” Iran cũng là lẽ đương nhiên.
Có thể bạn quan tâm
02:39, 28/06/2019
11:01, 06/11/2018
04:30, 02/11/2018
04:30, 15/10/2018
04:20, 28/08/2018
04:50, 14/08/2018
Khi nào vùng Vịnh hết bất ổn?
Cuộc cách mạng Iran diễn ra vào năm 1979 đã làm thay đổi chính trị xã hội ở xứ sở nghìn lẻ một đêm. Giáo chủ Khomeni đặt mục tiêu biến Iran thành xã hội Hồi giáo “trong sạch”, rũ bỏ mọi “tàn dư” và “tệ nạn” của văn minh phương Tây. Điều này khiến nhiều Tổng thống Mỹ nổi giận, cấm vận kinh tế từ thời Tổng thống Carter.
Dầu lửa vừa giúp khu vực Trung Đông thịnh vượng, nhưng làm rạn vỡ kết cấu của thế giới Ả rập, trong khi đó Mỹ và phương Tây chưa bao giờ muốn thôi rút dầu dưới lá bài “dân chủ” bằng các cuộc cách mạng màu.
Chính sự có mặt của Mỹ và phương Tây đã làm đứt gãy thành trì quyền lực chính trị luôn gắn với tôn giáo, đức tin ở Trung Đông. Điều này được minh chứng sau mỗi chính thể bị Mỹ lật đổ luôn kéo theo sự trỗi dậy của các nhóm phiến quân tàn dư như Al-Qaeda, ISIS, Tamil, Hezbollah…
Thời kỳ quá độ chuyển giao quyền lực ở Iraq và việc xây dựng cái gọi là “dân chủ Tây phương” dưới trướng Washington khơi dậy xung đột âm ỉ giữa người Hồi giáo hai dòng Sunni và Shia.
Theo một chuyên gia của hãng RBC, nếu xảy ra xung đột quân sự giữa Iran và phương Tây, thì giá dầu có thể tăng lên mức 60- 80USD/thùng, thậm chí là 100USD/thùng như dự báo của Bank of America.
Mối lo xuất phát từ eo biển Hormuz, miền Nam Iran, lãnh trọng trách vận chuyển 30% lượng dầu và 33% lượng khí đốt toàn cầu. Hơn nữa, vùng Vịnh lại có trữ lượng dầu khí không nơi nào sánh bằng.
Các nước vùng Vịnh còn lại dù có thân Washington đến mấy cũng phải đi qua eo biển Hormuz trước khi vận chuyển dầu đến châu Âu và Mỹ. Iran có quyền phong tỏa Hormuz, trong khi đó Hạm đội 5 của Mỹ đóng tại Bahrain cách đó không xa- cũng luôn nhăm nhe.
Có thể nói, vùng Vịnh chỉ yên ổn trong hai trường hợp: Khi không còn dầu mỏ hoặc ngả theo phương Tây. Dầu mỏ rồi sẽ cạn kiệt, nhưng không phải một sớm một chiều; còn ngả theo phương Tây là điều khó xảy ra!