Startup làm pizza bằng robot được Softbank đầu tư hơn 300 triệu USD sa thải một nửa nhân viên, ngừng bán pizza

Theo Trí Thức Trẻ 12/01/2020 04:23

Nhà sản xuất pizza bằng robot này trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách dài những startup được Softbank "chống lưng" gặp trục trặc.

Zume Pizza vừa đưa ra tuyên bố nói rằng họ đã cắt giảm một nửa lượng nhân viên và đóng cửa mảng kinh doanh pizza. Như vậy, nhà sản xuất pizza bằng robot này trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách dài những startup được Softbank "chống lưng" gặp trục trặc và buộc phải thắt chặt chi tiêu.

Trong một thông báo gửi tới nhân viên, đồng sáng lập kiêm CEO Zume là Alex Garden nói rằng startup 5 năm tuổi này sẽ tập trung vào đẩy mạnh hoạt động của dây chuyền đóng gói mới phát triển cùng với mảng sản xuất và giao thực phẩm. Zume sẽ đóng cửa mảng giao những chiếc pizza được sản xuất hoàn toàn tự động. Song song với đó, công ty này cắt giảm 360 việc làm.

"Sau nhiều lần thảo luận với các lãnh đạo, hội đồng quản trị và các nhà đầu tư, chúng tôi có kế hoạch rõ ràng để cung cấp những gì thị trường muốn và những gì thế giới cần – một tương lai thực phẩm bền vững hơn", Garden viết trong tuyên bố gửi nhân viên. Công ty cũng tuyển dụng thêm 100 vị trí mới và sẽ để những nhân viên bị sa thải có cơ hội ứng tuyển nếu phù hợp. Phần lớn nhân viên của Zume hiện làm việc ở Mountain View, California. Trụ sở ở Seattle và San Francisco cũng có hơn 100 nhân viên.

"Thị trường đóng gói đồ đang bùng nổ và chúng tôi cũng như các đối tác đang cực kỳ tự tin vào khả năng cung cấp việc thay thế sản phẩm bao bì nhựa".

Zume – đã nhận 375 triệu USD đầu tư từ Softbank vào cuối năm 2018, gia nhập danh sách dài những công ty đang gặp khó khăn được chống lưng bởi quỹ Vision của gã khổng lồ này. Nổi tiếng vì đầu tư số tiền nhiều hơn cả số các startup muốn huy động, chiến lược của quỹ Vision là thúc giục các nhà lãnh đạo phát triển thật nhanh để không đối thủ cạnh tranh nào có thể đuổi kịp.

Chiến lược đó đang tạo ra hiệu quả trong một vài trường hợp. Công ty được chống lưng bởi Softbank là Coupang là một ví dụ, hiện tại họ đã trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc.

Những công ty như Getaround, Wag Labs, Fair và Brandlesss thì đều đã phải cắt giảm nhân viên hoặc thay đổi mô hình kinh doanh khi doanh thu và lợi nhuận không đạt kết quả tốt và tham vọng quá lớn. Trong trường hợp của Oyo – hệ thống khách sạn có trụ sở tại Ấn Độ, các nhà chức trách hiện đang điều tra mô hình kinh doanh của họ. Đáng chú ý nhất, công ty WeWork phải hoãn kế hoạch IPO vào năm ngoái khi các nhà đầu tư phát hiện ra thua lỗ khổng lồ của họ cũng như việc chi tiêu quá đà của công ty này.

Quỹ Vision từ chối bình luận về vấn đề này

Nhiều công ty do Vision Fund chống lưng đang gặp khó khăn được điều hành bởi những nhà lãnh đạo có tài ăn nói rất thuyết phục và lôi cuốn nhưng lại không có kinh nghiệm điều hành những doanh nghiệp lớn. Garden – vốn là một lập trình viên game thành lập nên Zume với mục tiêu tự động hoá hoàn toàn quá trình sản xuất pizza. Cuối cùng, mục tiêu của anh này là mở rộng sang việc thay đổi hệ thống sản xuất thực phẩm của nước Mỹ.

Các nhân viên mô tả văn hóa ở Zume luôn đặt trọng tâm vào việc phát triển thật nhanh từ 1 dự án này sang dự án khác với ưu tiên tham vọng về kỹ thuật thay vì nghiên cứu thị trường. Ví dụ, năm ngoái một nhóm kỹ sư đã dành nhiều tháng cho 1 dự án có tên Penrose để trang bị cho những chuyến giao đồ ăn những bộ cảm biến có thể ghi lại dữ liệu như nhiệt độ thức ăn khi gửi đến tay khách hàng. Cuối năm, không khách hàng nào quan tâm tới những cảm biến này và dự án bị chấm dứt, người đứng đầu rời công ty.

Trong cuộc họp với các nhân viên tại vịnh Area vào tháng 6 năm ngoái, Garden nói rằng chi tiêu của công ty đã đạt mức 10 triệu USD 1 tháng, thậm chí còn cao hơn ít nhất 50% vào cuối năm.

Mặc dù Zume đã nhấn mạnh về sự ổn định với dây chuyền đóng gói mới nhưng có một vài câu hỏi ngờ vực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Startup làm pizza bằng robot được Softbank đầu tư hơn 300 triệu USD sa thải một nửa nhân viên, ngừng bán pizza
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO