Startup phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng trước khi gọi vốn

Diendandoanhnghiep.vn Muốn được nhà đầu tư chú ý, trước tiên startup phải chứng minh được sản phẩm, dịch vụ của mình có một thị trường tiềm năng.

Các startup trong lĩnh vực nông nghiệp muốn tiếp cận và gọi vốn từ nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ cùng những kiến thức cần thiết liên quan đến tài chính nội bộ công ty, tiềm năng thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Ông Thanh Tâm, người từng đảm nhiệm vai trò giám đốc đầu tư của một số quỹ liên quan đến khởi nghiệp, đã chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm hữu dụng cho các startup đang có ý định tiếp cận và gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần lẫn quỹ đầu tư tại thị trường trong nước.

Ông Thanh Tâm ví von việc chuẩn bị các bước trước khi gọi vốn của startup cũng quan trọng như thí sinh trước khi bước vào kỳ thi, cần có sự chuẩn bị kỹ càng, tránh trường hợp chưa chuẩn bị xong mà đã tìm đến nhà đầu tư thì khó thành công.

Theo ông Tâm, muốn được nhà đầu tư chú ý, trước tiên startup phải chứng minh được sản phẩm, dịch vụ của mình có một thị trường tiềm năng. Có trường hợp công ty khởi nghiệp có ban giám đốc tài năng nhưng các nhà đầu tư không quan tâm vì thấy thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra không có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì thế, công ty này khó nhận được vốn từ các nhà đầu tư.

Tiếp đến, startup phải chỉ ra được đối tượng khách hàng, vấn đề khách hàng gặp phải là gì, những phương án giải quyết và chứng minh phương án tối ưu. Nói chung, tất cả các vấn đề đều có thể chứng minh và đo lường được.

Ngoài ra, các startup cũng nên liệt kê những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình như quyền sở hữu trí tuệ đối với một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đây cũng là điểm cộng dành cho startup từ nhà đầu tư.

Đối với sản phẩm, cần miêu tả chi tiết các sản phẩm, liệt kê top 5, top 10 sản phẩm bán chạy hay sự tăng trưởng doanh thu. Ông Thanh Tâm cũng khuyên startup đừng e ngại khi cho nhà đầu tư biết sự thật về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang bị thua lỗ.

Điểm nữa, cần phân tích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành để biết được khả năng cạnh tranh của startup, ví dụ lợi thế về sản phẩm, quy trình hay bộ máy nhân sự trước đối thủ trong ngành. Lợi thế cạnh tranh không chỉ là sản phẩm mà còn nằm ở con người, quy trình, hệ thống....

Thực tế cho thấy, không phải những ai bước vào con đường khởi nghiệp đều có thể tự trang bị cho mình những kiến thức nói trên, và không phải startup nào cũng may mắn nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp để có những kiến thức cơ bản về xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp để sau đó đi kêu gọi vốn đầu tư. Đây chính là lỗ hỏng, điểm yếu của cộng đồng startup Việt Nam lâu nay.

Tuy nhiên, những kiến thức này, những startup có thể tìm kiếm được khi tham gia hoặc trở thành thành viên của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, ví dụ Câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp Saigon Times thuộc Câu lạc bộ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Club) hay Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), để có thể nhanh chóng tiếp cận những thông tin về kinh tế, tài chính và tận dụng mối quan hệ rộng của những tổ chức này để có thể biết được địa chỉ gửi hồ sơ gọi vốn đến các nhà đầu tư.

Ông Thanh Tâm cũng tư vấn, trước khi gõ cửa các quỹ đầu tư, startup cần biết được định mức đầu tư của mỗi quỹ. Ví dụ, nếu quỹ A quy định ngưỡng đầu tư khoảng 1 triệu đô la Mỹ vào mỗi một công ty khởi nghiệp nhưng startup đưa hồ sơ gọi vốn chỉ vài trăm ngàn đô la thì cũng khó thành công. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tiếp cận các quỹ đầu tư để tránh mất thời gian của các bên liên quan.

Sau năm năm được thành lập, SVF đã kết nối được với 25 tỉnh, thành và triển khai sâu các chương trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở bảy tỉnh thành khác nhau. SVF đã tiếp cận được 10.000 người với hơn 100 chương trình, cuộc thi khởi nghiệp, hỗ trợ cho hơn 100 startup, thiết lập hơn 360 cố vấn khởi nghiệp và tổ chức 11 khóa huấn luyện cố vấn khởi nghiệp.

Theo ban lãnh đạo SVF, để cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa, thời gian tới, cần sự kết nối của nhiều tổ chức, cơ quan, địa phương, cá nhân để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp mà ở đó các bên có liên quan sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng những điểm mạnh của chính tổ chức đó. Có như vậy, mới có thể hy vọng Việt Nam ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp trên thị trường và thành công trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Startup phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng trước khi gọi vốn tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10