Tại Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một điểm đến đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một điểm đến đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nhờ vào sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và sự hấp dẫn của cơ cấu dân số.
Với tốc độ tăng trưởng GDP được kì vọng ở mức 6,8% năm 2019 và 6,7% năm 2020, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á trong giai đoạn 2019 – 2020. Hai năm trước đây, Việt Nam chỉ xếp thứ 5 trên 6 nước Đông Nam Á về số tiền và số thương vụ đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 tại Đông Nam Á và xu thế tăng trưởng ngày càng trở nên đậm nét trong nửa đầu năm 2019. Việt Nam là quốc gia có sự xuất hiện của nhiều công ty khởi nghiệp internet với quy mô lớn. Trong đó, nổi bật nhất là VNG, một trong những Unicorn hiếm hoi trong khu vực đã có lợi nhuận.
Chia sẻ trong sự kiện công nghệ Tech Summit 2019 của Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, bà Lê Hoàng Uyên Vy, đối tác điều hành quỹ ESP Capital cho biết, từ năm 2000 tới nay, Việt Nam đã trải qua 3 thế hệ startup founders với những nét đặc trưng riêng.
Thế hệ đầu tiên (Bắt đầu khởi nghiệp giai đoạn 2000-2006): Bao gồm những founders của các startup nổi tiếng như VNG, Vatgia, NextTech (Peacesoft), VCCorp, 24H, và Yeah1. Khi mảng kinh doanh chính đã đạt mức phát triển nhất định, các founders thường chọn cách mở rộng hoạt động sang các linh vực kinh doanh mới.
Thế hệ thứ hai (Bắt đầu khởi nghiệp giai đoạn 2007-2014): Bao gồm founders của các startups đáng chú ý như Batdongsan, Tiki, Foody, Topica, và Nhaccuatui. Khi bắt đầu, họ thường gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn so với thế hệ tiền nhiệm và cần nhiều thời gian hơn để chiếm lĩnh thị trường. Sau khi có sự thành công nhất định, các founders thế hệ thứ 2 có xu hướng tập trung củng cố lĩnh vực kinh doanh chính của mình bằng việc đầu tư vào các mảng kinh doanh bổ trợ, tạo thành hệ sinh thái xoay quanh lĩnh vực ban đầu.
Thế hệ thứ ba (Bắt đầu khởi nghiệp giai đoạn 2015-nay): Đây là thế hệ founders với nhiều nét đặc trưng nhất. Với sự thống trị của các công ty nội địa cùng sự cạnh tranh ngày một gia tăng từ những đối thủ trên thế giới, các founders khởi nghiệp trong giai đoạn này phải hình thành tư tưởng phát triển công ty ở quy mô toàn cầu từ rất sớm. Bên cạnh đó, họ cũng tập trung vào việc xây dựng nền tảng công nghệ lõi vững chắc để có được lợi thế cạnh tranh cho công ty mình.
Sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư
Cũng theo bà Vy, cộng đồng startup Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội về vốn đầu tư, cả số tiền và số thương vụ kể từ năm 2018. Số quỹ đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, con số này đã vượt con số của cả năm 2018.
Số lượng các thương vụ đầu tư tăng lên tại hầu hết các vòng gọi vốn. Đặc biệt, Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương vụ đầu tư trên 50 triệu USD.
Hiện tại Việt Nam, những startup có khả năng thực thi tốt, tập trung vào nhóm khách hàng trẻ và tầng lớp trung lưu được kì vọng có tiềm năng phát triển vượt trội. Trong những năm sắp tới, sự am hiểu thị trường cùng khả năng thực thi sẽ đóng vai trò cốt lõi, góp phần giúp startups Việt chiếm lĩnh thị phần trong những ngành sau: