Sửa Luật thuế TTĐB: Cân nhắc thời điểm khi doanh nghiệp còn nhiều khó khăn

Diendandoanhnghiep.vn Giữ nguyên phương pháp tính thuế TTĐB tương đối và chưa điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với bia rượu, nhất là bia, cho đến năm 2025, thuế suất TTĐB tương đối có thể tăng vào năm 2026, khoảng 5-10%.

>> Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần giải pháp hài hòa

Nhu cầu sử dụng bia, rượu (đồ uống có cồn) là rất thật trong đời sống trên rất nhiều khía cạnh đời sống (thường nhật; nghỉ ngơi giải trí, và cả nghi lễ) của mọi tầng lớp dân cư. Đây chính là cơ sở tạo cung và có tác động qua lại với sản xuất kinh doanh, và cùng với đó còn là công ăn việc làm, thu nhập người lao động, nguồn thu ngân sách và cả cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề là việc sử dụng quá mức/lạm dụng bia rượu có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn, thậm chí tiêu cực cho xã hội về đảm bảo sức khỏe và cả an toàn, ổn định xã hội. Đây chính là lý do ra đời của thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) nhằm ngăn ngừa tác động có hại của rượu bia.

Chính sách của Chính phủ là tìm giải pháp cân bằng đối với cung - cầu rượu bia nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội (đáp ứng nhu cầu cần thiết, lành mạnh nhưng giảm thiểu tác động tiêu cực); nguồn thu ngân sách.

Song đây là nhiệm vụ phức tạp, không đơn giản, với đa góc nhìn cùng hàm ý chính sách đáng lưu ý.

Những khó khăn, thách thức còn đó

Thị trường bia rượu trong nước, nhất là bia, có ba phân khúc: phân khúc phổ thông (giá vừa phải/thấp, chủ yếu là các thương hiệu Việt); phân khúc trên phổ thông/cao cấp (giá cao, chủ yếu là các thương hiệu lâu đời trên thế giới được nhập khẩu vào Việt Nam hoặc sản xuất bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); và phân khúc phi chính thức (tự sản xuất hoặc lậu, thường không đóng thuế và không chịu kiểm tra về chất lượng).

Do Covid-19 cùng tác động bất lợi từ xung đột, cạnh tranh địa-chính trị, và cả khung khổ pháp lý cùng một số chính sách (Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP), ngành bia rượu phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành bia.

Do Covid-19 cùng tác động bất lợi từ xung đột, cạnh tranh địa-chính trị, và cả khung khổ pháp lý cùng một số chính sách ngành bia rượu phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành bia.

Theo thống kê hiện nay, với thị trường bia, khoảng 80% tiêu thụ là các loại bia phổ thông. Theo báo cáo “Tổng quan về hệ thống chính sách thuế đối với ngành sản xuất rượu và đề xuất kiến nghị” của CIEM (2020), khu vực đồ uống có cồn phi chính thức chiếm khoảng 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất (LPA) và 28% tổng giá trị thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam. Tổn thất về thuế đối với rượu phi chính thức là vào khoảng trên 750 triệu USD.

Do Covid-19 cùng tác động bất lợi từ xung đột, cạnh tranh địa-chính trị, và cả khung khổ pháp lý cùng một số chính sách (Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP), ngành bia rượu phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành bia. Sản lượng sản xuất bia giảm 5% và 7% năm 2020 và 2021 sau khi đạt đỉnh vào năm 2019 (gần 4,6 tỷ lít); tương ứng tiêu thụ trung bình bia/người giảm 6% và 8% năm 2020 và 2021. Trong khi đó, sản lượng sản xuất ít nhiều có tăng nhưng lượng tiêu thụ thì không thay đổi so với năm 2019.

Doanh thu, lao động của ngành và nhiều lĩnh vực liên quan giảm. Năm 2023 vẫn là một năm khó đối với cả nền kinh tế và ngành bia rượu. SABECO báo cáo mức doanh thu quý 1 thấp hơn 15% so với cùng kỳ, Heineken Vietnam cũng ước báo doanh thu quý 1 giảm hơn 20% so cùng kỳ.

TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Theo thông lệ, có ba phương pháp đánh thuế chủ yếu: thuế tương đối, áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (như doanh thu); thuế tuyệt đối, áp dụng mức thu tuyệt đối (như theo đơn vị sản phẩm); và  thuế hỗn hợp, áp dụng cả thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Thường thì thuế tương đối đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực tốt hơn, là van tự động điều chỉnh theo lạm phát; phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển còn có những khác biệt lớn về giá bán các sản phẩm đồ uống có cồn. Nhược điểm là nó khó có sự công bằng giữa các sản phẩm cùng LPA.

Thuế tuyệt đối sát mục tiêu hạn chế cồn trong đồ uống, nhất là khi đánh trên PLA sử dụng (nguyên nhân bia rượu có thể gây ra những tác động xã hội tiêu cực); phù hợp hơn với các nước phát triển, các sản phẩm bia rượu có giá bán và chất lượng tương đồng. Nhược điểm của phương pháp đánh thuế này là có ít nhiều hạn chế trong phân bổ nguồn lực hiệu quả do “it uyển chuyển” và công tác thống kê, giám sát thu thuế giai đoạn chuyển tiếp có thể tốn kém hơn.

>> Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tìm điểm "cân bằng" trong chính sách thuế

Tính thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp tạo áp lực lên các thương hiệu Việt

Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự phù hợp mức thuế và phương pháp đánh thuế TTĐB đối với bia rượu ở Việt Nam. Có lẽ mới có hai nghiên cứu liên quan gần đây nhất. Một là của PwC (“Nghiên cứu về hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt”, tháng 11/2022) về thuốc lá, một mặt hàng khá tương đồng rượu bia xét trên các góc độ mục tiêu chính sách của Chính phủ. Hai là của CIEM (“Báo cáo đánh giá định lượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn”, tháng 5/2022).

thu thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ tạo áp lực lớn đối với sản phẩm phổ thông giá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia thương hiệu Việt trong nước.

Thu thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ tạo áp lực lớn đối với sản phẩm phổ thông giá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia thương hiệu Việt trong nước.

Theo cả hai nghiên cứu, về dài hạn Việt Nam nên dần theo thông lệ quốc tế, (chuyển từ thuế tương đối sang thuế hỗn hợp rồi thuế tuyệt đối. Việt Nam cũng nên cân nhắc thời điểm thay đổi thuế suất và phương pháp tính thuế khi hiện nay thị trường còn nhiều khó khăn.

Thuế TTĐB hỗn hợp hay tuyệt đối về nguyên tắc sẽ làm tăng giá tương đối của các dòng sản phẩm phân khúc phổ thông so với dòng sản phẩm phân khúc cao cấp.

Do đó, nếu thu thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ tạo áp lực lớn đối với sản phẩm phổ thông giá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia thương hiệu Việt trong nước.

Với những xem xét các chiều cạnh mục tiêu chính sách, thực trạng và đặc điểm thị trường bia rượu Việt Nam hiện nay cũng như các nghiên cứu đã biết cùng vấn đề đặt ra, tôi đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, giữ nguyên phương pháp tính thuế TTĐB tương đối và chưa điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với bia rượu, nhất là bia, cho đến năm 2025. Thuế suất thuế TTĐB tương đối có thể tăng vào năm 2026, khoảng 5-10%. Ý tưởng ở đây là có thể cho đến khi sản xuất bia trở lại mức 2019 và một lập luận cho đề xuất tăng thuế suất khi đó là do sản lượng bia rượu sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh. Ngành bia rượu cần phục hồi và đây cũng khoảng thời gian quí báu hỗ trợ các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, nghiên cứu kỹ và sâu cung – cầu, (phân khúc) thị trường bia rượu cùng điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là quá trình thưc hiện mục tiêu phát triển đất nước đến 2030 và 2045, và các kich bản khác nhau áp dụng phương pháp đánh thuế tương đối, hỗn hợp, tuyệt đối.

Thứ ba, trên cơ sở đó và tính đến kinh nghiệm quốc tế, cân nhắc khoảng 2030 (Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao), có thể áp dụng phương pháp đánh thuế Thuế TTĐB hỗn hợp với bia rượu. Bước đầu ở đây có thể áp dụng thuế suất thuế tuyệt đối nhiều bậc tùy sản phẩm phổ thông hay cao cấp cùng điều chỉnh thuế suất thuế tương đối.

Thứ tư, trong mọi trường hợp, việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách khác như hỗ trợ đào tạo, chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, truyền thông nâng cao nhận thức,  và tăng cường trách nhiệm giải trình,… là có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách, và giảm thiểu hệ lụy tiêu cực của bia rượu đối với đời sống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật thuế TTĐB: Cân nhắc thời điểm khi doanh nghiệp còn nhiều khó khăn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714427882 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714427882 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10