Áp Thuế TTĐB với đồ uống có đường: Cần nhìn vào thực trạng nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn “Việc tính toán chính sách cần nhìn vào thực trạng, thực tế nền kinh tế. Nếu tăng thuế suất lúc này, tổng thu ngân sách chưa chắc tăng, ngược lại có thể giảm vì mức thuế quá cao…”.

Đây là quan điểm của ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách xung quanh câu chuyện áp thuế tiêu thụ đặc biệt  (Thuế TTĐB) với đồ uống có đường đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

>>Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vì sao còn băn khoăn?

hihihii

 Trong hồ sơ xin ý kiến về việc xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi, Bộ Tài chính giữ đề xuất áp thuế với đồ uống có đường, thức uống đại mạch. Ảnh minh họa

Theo đó, trong hồ sơ xin ý kiến về việc xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi, Bộ Tài chính giữ đề xuất áp thuế với đồ uống có đường, thức uống đại mạch khiến nhiều doanh nghiệp đồ uống không khỏi lo lắng.

Một số doanh nghiệp sản xuất nước ngọt cho biết, phần lớn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và liên tục tăng từ 2022 tới nay. Chi phí sản xuất trong nước như vận chuyển, chi phí nhân công cũng không ngừng tăng lên. Trong khi đó, doanh số sụt giảm, kinh tế khó khăn, người tiêu dùng hạn chế mua sắm, sử dụng. Lợi nhuận của doanh nghiệp đã mang ra gồng gánh cố duy trì sản xuất để gắng gượng vượt qua giai đoạn dịch bệnh. Các doanh nghiệp cho rằng, nếu tiếp tục áp Thuế TTĐB, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản.

Đại diện các doanh nghiệp, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam cho biết, ngành đồ uống đang ở giai đoạn khó khăn. Doanh thu, lợi nhuận quý 1/2023 của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành sụt giảm. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, tồn kho tăng cao do thói quen chi tiêu của người dân cũng có xu hướng giảm dần. “Doanh nghiệp phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đề xuất áp Thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ tác động lớn không chỉ đến doanh nghiệp mà còn tác động tới đời sống kinh tế, xã hội của người dân”, bà Vân Anh nói.

Cũng theo các doanh nghiệp, hiện Bộ Tài chính cũng đề xuất áp Thuế TTĐB với thức uống đại mạch. Đây là một trong những sản phẩm bia không nồng độ cồn mới xuất hiện tại Việt Nam. Theo đại diện Heineken Việt Nam, đề xuất này của Bộ Tài chính chưa hợp lý. Đại diện Heineken cho rằng, các yếu tố giống nhau về nguyên liệu, quy trình, hình thức, mùi vị không phải là cơ sở pháp lý để áp Thuế TTĐB. Điều này cũng không phù hợp với mục đích của sắc thuế này là hạn chế hoặc không khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm có hại cho sức khỏe.

Theo Hiệp hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam, tỷ lệ trung bình tiêu thụ đồ uống tại Việt Nam năm 2020 khoảng 34,1 lít/người/năm. Tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt có ga ở mức 15,5 lít/người/năm. Nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn rất nhiều so với Việt Nam cũng không áp dụng thuế đối với sản phẩm này. Tại châu Âu, nhiều nước có lượng tiêu thụ đồ uống có đường trên 100 lít/người/năm không áp Thuế TTĐB, như Đức 336,3 lít/người/ năm, Hungary 310,3 lít/người/ năm, Bỉ 272,4 lít/người/ năm. “Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính hiện mới chỉ dựa trên đánh giá định tính, chưa có các đánh giá định lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Hiệp hội kiến nghị.

>>Áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là vấn đề cấp bách

hihihiii

Chuyên gia cho rằng, nếu tăng thuế suất lúc này, tổng thu ngân sách chưa chắc tăng, ngược lại có thể giảm vì mức thuế quá cao. Ảnh minh họa

Còn theo nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện năm 2018 (cập nhật năm 2020), nếu áp Thuế TTĐB 10% đối với đồ uống có đường, doanh thu của ngành đồ uống sẽ giảm 3.928 tỷ đồng. Trong khi đó, mức doanh thu thuế tăng thêm cho ngân sách nhà nước chỉ đạt 1.525 tỷ đồng. Đồng thời, chính sách thuế này nếu áp dụng sẽ kéo theo tác động lan toả đến nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách (VEPR) cho rằng, ngành sản xuất đồ uống có tăng trưởng sản xuất nhưng cũng biến động rất lớn trong 5 năm qua. Dịch COVID-19 khiến ngành này chịu nhiều tổn thương. Ông Việt khuyến nghị, việc tính toán chính sách cần nhìn vào thực trạng, thực tế nền kinh tế. Nếu tăng thuế suất lúc này, tổng thu ngân sách chưa chắc tăng, ngược lại có thể giảm vì mức thuế quá cao. Tổng cầu trên GDP đang giảm mà tăng thuế sẽ khiến tỷ trọng này đi xuống.

“Trong bối cảnh khó khăn chung về sản xuất kinh doanh, chính sách thuế với doanh nghiệp, người dân nên duy trì để tiếp sức và kích cầu tiêu dùng trong nước. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thay vì tăng thu từ tăng thuế nên nuôi dưỡng cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển”, ông Việt khuyến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp Thuế TTĐB với đồ uống có đường: Cần nhìn vào thực trạng nền kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714809641 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714809641 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10