Sức mạnh liên kết kinh tế vùng

LÊ MỸ 29/04/2023 11:00

Các chính sách phát triển kinh tế vùng cũng tạo những động lực quan trọng để cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kết nối, liên kết, nâng cao sức cạnh tranh của DN và cả nền kinh tế.

>>Đường Vành đai 3 TP.HCM: Động lực cho phát triển kinh tế vùng phía Nam

 Lãnh đạo các địa phương ký kết Bản thỏa thuận Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2023 - 2025. Ảnh: Trung Nhân.

Lãnh đạo các địa phương ký kết Bản thỏa thuận Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2023 - 2025. Ảnh: Trung Nhân.

Liên kết vùng kinh tế đã và đang tạo ra sức mạnh kinh tế của mỗi địa phương và vùng kinh tế. Các chính sách phát triển kinh tế vùng cũng tạo những động lực quan trọng để cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kết nối, liên kết, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. 

Vấn đề thiết thân đối với liên kết kinh tế vùng hiện nay, là bài toán quy hoạch đã được giải mã. Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã quyết nghị phạm vi ranh giới lãnh thổ.

>>Liên kết kinh tế vùng

Hoàn thiện liên kết hạ tầng

Qua đó, những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch; Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội với bao gồm Phân vùng kinh tế - xã hội, Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng; Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia... là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Theo đó, việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia sẽ phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết.

Chúng ta có quy hoạch, có định hướng phân vùng, kinh tế vùng, có những cuộc hội thảo để bàn chuyện kết nối vùng, đặt mục tiêu phát triển, đặt tầm nhìn cho liên kết kinh tế vùng và liên vùng... Hơn hết, còn có những công trình trọng điểm quốc gia đã và đang đầu tư lớn. Chẳng hạn như ngay tại Đông Nam Bộ, là hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông, là cảng hàng không chở những kỳ vọng chờ ngày cất cánh... Nhưng cho đến hiện tại, mỗi dịp lễ trọng đại, mỗi kỳ nghỉ dài hơi, thì câu chuyện liên kết kinh tế xuất phát từ nền tảng cơ bản nhất là hạ tầng giao thông, lại cho thấy đã, đang là mắt xích yếu.

Hàng cây số đường dài chứng kiến cảnh xa cộ “nhúc nhích” tắc lại trên xa lộ ra phía Thành phố Thủ Đức để về các tỉnh miền Đông, để hưởng vui chơi mừng dịp Đại lễ, hay đơn giản là để “xả stress” lấy lại năng lượng sau những ngày lao động căng thẳng, hay đi du lịch, mua sắm, chi tiêu ăn uống, vận chuyển đi lại... cao điểm nhất, thì lại bị “hạ nhiệt” chỉ vì mắt xích yếu liên kết giao thông.

Sự cộng hưởng để phát triển, theo TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia Kinh tế, vẫn mãi dừng ở sức mạnh “các tỉnh cộng lại theo kiểu một cộng một bằng hai”, nhưng tạo sự đột phá trong khi, những điểm nghẽn cản trở giá trị cộng hưởng lan tỏa là giao thông, là đầu tư cho hạ tầng, cho giao thông... vẫn còn đó.

>>Vingroup khởi công Nhà máy Sản xuất Pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng

Nâng tầm cho Hội đồng vùng

Bên cạnh mắt xích yếu từ sợi dây liên kết cơ bản là hạ tẩng giao thông, được “an ủi” sẽ sớm có diện mạo mới, lột xác khi các công trình đường vành đai, cao tốc, cảng hàng không quốc tế Long Thành... đây đó có chậm trễ tiến độ, nhưng theo thời gian chắc chắn sẽ đến lúc hoàn thành; thì vấn đề làm sao để các dự án lớn được đốc thúc để hoàn thành theo tiến độ, đòi hỏi “hạ tầng mềm” - cơ chế điều phối của Hội đồng vùng.

Trên thực tế, Hội đồng vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã có từ lâu. Nhưng việc bàn cơ chế cụ thể, quyền lực thực, nâng tầm Hội đồng vùng... thì vẫn bàn cũng... từ lâu.

Mới đây, trong báo cáo gửi UBND TP HCM về các vướng mắc của những dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Quang Lâm cho biết ngoài những kiến nghị gỡ khó đối với mỗi dự án, sở còn đề xuất UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn nhân sự Hội đồng vùng Đông Nam Bộ.

Theo ông Lâm, hiện các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã và đang triển khai nhiều dự án như: Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Trục động lực (đường song song Quốc lộ 50), đường Lê Văn Lương, cầu Cát Lái… Ngoài ra, các địa phương có chung địa giới hành chính thường xuyên chủ động phối hợp nhằm bảo đảm việc kết nối giao thông thông suốt, đồng bộ với quy mô, tiến độ đầu tư.

Dù vậy vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện, như: bộ máy của Hội đồng vùng Đông Nam Bộ chưa phải là 1 cấp hành chính theo quy định. Các quyết định, quyết nghị của Hội đồng vùng chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến khích thực hiện. Cơ quan này chưa có đủ công cụ, bộ máy, chưa đủ chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền để điều hành. Bên cạnh đó, một số đơn vị được thành lập bởi hội đồng vùng chưa thể vận hành vì cơ chế phối hợp giữa các địa phương và phân định trách nhiệm chưa rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

    Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

    01:14, 11/03/2023

  • Tây Ninh: Nhân rộng mô hình nông nghiệp khép kín, góp phần phát triển kinh tế vùng biên

    Tây Ninh: Nhân rộng mô hình nông nghiệp khép kín, góp phần phát triển kinh tế vùng biên

    12:17, 23/02/2023

  • Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu chú trọng phát triển kinh tế vùng

    Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu chú trọng phát triển kinh tế vùng

    20:07, 28/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sức mạnh liên kết kinh tế vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO