Sau thời gian dài giữ vị trí số 2 sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản đã bị tụt xuống vị trí thứ 3 trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đại dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn.
Tính đến 20/9/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với nguồn vốn FDI thì trong nhiều năm trở lại, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI (chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn đăng ký đầu tư trong lĩnh vực bất động sản chỉ với tổng vốn đăng ký gần 3,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn FDI đăng ký mới.
Như vậy, sau thời gian dài giữ vị trí số 2 sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản đã bị tụt xuống vị trí thứ 3 trong thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Riêng trong lĩnh vực bất động sản, số liệu từ Bộ Xây dựng chỉ rõ, từ quý I – III/2020, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng dần theo quý từ 0,264 tỷ USD lên 2,35 tỷ USD.
Như vậy, trong quý III/2020 mặc dù thị trường bất động sản chịu tác động kép của COVID đợt 2 và tháng ngâu nhưng thị trường vẫn có phản ứng tích cực thể hiện qua số liệu về tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh 400% so với Quý II/2020.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng với những diễn biến của thị trường trong thời gian gần đây cho thấy, sự sụt giảm này chỉ là tạm thời.
Theo phân tích của ông Marc Townsend - Tổng Giám đốc công CBRE Việt Nam: Các điều luật mới mở rộng cửa cho những nhà kinh doanh nước ngoài có quyền sở hữu đầy đủ với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí vốn thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn so với các nước láng giềng trong khu vực, và sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch của các nhà máy, kho vận, cơ sở hậu cần và khu công nghiệp.
Hơn nữa, những công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để có thể thu mua toàn bộ các tài sản thương mại và phức hợp ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh trong nước và khu vực, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.
“Chính thực tế này giúp hoạt động thu mua bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh”- ông Marc Townsend nhận định.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV dự báo, thời gian tới, nguồn vốn đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng, bao gồm cả vốn ngân sách, vốn ngân hàng lẫn vốn tư nhân, vốn FDI…
Nguyên nhân trước hết là kinh tế sẽ phục hồi, thu nhập của người dân tăng. Thứ hai là dòng vốn FDI tiếp tục được thu hút mạnh nhờ xu hướng chuyển dịch đầu tư và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng được nâng hạng trong 1 - 2 năm tới cũng sẽ thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, khiến doanh nghiệp bất động sản dễ dàng huy động vốn hơn.
Có thể bạn quan tâm
Bình Dương thu hút mạnh dòng vốn FDI từ Nhật Bản
11:00, 04/11/2020
Hải Phòng phấn đấu đến năm 2025 thu hút vốn FDI đạt 11 tỷ USD
01:53, 13/10/2020
Cơ hội từ những dịch chuyển trong các chuỗi giá trị (Kỳ III): Lợi ích và chi phí của vốn FDI
11:00, 01/10/2020
Dòng vốn FDI 9 tháng giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái
19:00, 26/09/2020
Vốn FDI thận trọng vào dệt may
05:00, 18/09/2020
Vì sao thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL chuyển biến tích cực?
15:15, 01/09/2020
Việt Nam vượt các nước Đông Nam Á về sức hút vốn FDI
11:00, 29/06/2020