Vì sao thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL chuyển biến tích cực?

NINH THỚI 01/09/2020 15:15

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT: thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào vùng ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực.

Trong 7 tháng đầu năm nay, bất chấp khó khăn do dịch Covid-19, vùng này đã thu hút 111 dự án FDI đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký gần 4,9 tỷ USD chiếm 26% so với cả nước. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đang dẫn đầu với dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG 4 tỷ USD.

Dự án dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG 4 tỷ USD.

Dự án dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG 4 tỷ USD đang dẫn đầu khu vực về quy mô vốn đầu tư.

Lũy kế, hiện nay vùng ĐBSCL đã thu hút 776 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 14,657 tỷ USD. Mặc dù dự án đăng ký chỉ chiếm 5,5% so với cả nước nhưng quy mô vốn chiếm đến 9,3% tổng vốn đăng ký. Điều đó cho thấy dự án FDI đầu tư vào vùng này đã có sự cải thiện về quy mô so với những năm trước đây.

Theo nhận định của Bộ KH-ĐT, nguyên nhân khiến thu hút đầu tư vào vùng này đang tốt lên là bên cạnh lợi thế vùng nông nghiệp trọng điểm, hạ tầng kinh tế kỹ thuật được cải thiện thì sự nỗ lực của các địa phương trong vùng trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng là yếu tố gia tăng sức hút nguồn vốn đầu tư.

Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành thì năm 2019 đã có 4 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc tóp 10 của cả nước; 3 tỉnh, thành nằm trong tóp 10 Chỉ số quản lý và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); 2/5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL diễn ra vào ngày 31/8, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, cho rằng lâu nay cơ sở hạ tầng yếu kém được xem là điểm nghẽn của vùng ĐBSCL trong thu hút mời gọi đầu tư. Tuy thời gian qua nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của vùng này khá lớn nhưng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho vùng thì còn nhiều việc phải làm trong giai đoạn tới.

Cụ thể, có 3 việc trọng yếu nhất phải làm. Thứ nhất là phải hoàn thành tuyến đường cao tốc từ Bắc đến Nam không chỉ đến Cần Thơ mà phải đến Cà Mau. Con đường này chỉ hơn 1.900km mà chúng ta đã làm hơn 40 năm nay vẫn chưa làm xong. Do đó không thể chần chừ chậm trễ nữa. Thứ hai là tuyến đường ven biển bao bọc cả vùng không chỉ phục vụ cho giao thông mà còn mở ra không gian kinh tế mới, là dự án ứng phó, thích ứng biến đổi khi hậu, phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng. Thứ ba là cần đầu tư cho được những hồ chứa nước, vì tích nước cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

  • Từ PCI, nhiều thách thức đang đặt ra cho vùng ĐBSCL trong tương lai

    Từ PCI, nhiều thách thức đang đặt ra cho vùng ĐBSCL trong tương lai

    21:25, 16/06/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 15/6: Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL hoạt động như thế nào?

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 15/6: Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL hoạt động như thế nào?

    18:05, 15/06/2020

  • Vùng ĐBSCL rất cần có cảng biển nước sâu.

    Vùng ĐBSCL rất cần có cảng biển nước sâu.

    17:09, 26/12/2019

  • “Thủ phủ tôm” Bạc Liêu

    “Thủ phủ tôm” Bạc Liêu

    04:00, 20/06/2020

  • Nhà máy điện “khủng” 4 tỷ USD tại Bạc Liêu nguy cơ trễ hẹn.

    Nhà máy điện “khủng” 4 tỷ USD tại Bạc Liêu nguy cơ trễ hẹn.

    10:32, 29/05/2020

  • Để Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước

    Để Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước

    20:04, 26/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL chuyển biến tích cực?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO