Tác động chính sách và chiến lược cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh các chính sách mới có hiệu lực, tác động đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đòi hỏi các tổ chức phát hành phải có những chiến lược thích ứng phù hợp.

>> Củng cố khuôn khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Giá trị thị trường giảm mạnh

Theo đánh giá của FiinGroup, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 7 tháng đầu năm đã giảm mạnh và chỉ đạt hơn 203,3 nghìn tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ, trong đó có 194,3 nghìn tỷ đồng phát hành riêng lẻ và gần 9.000 tỷ đồng qua kênh chào bán ra công chúng.

Trong ngắn hạn, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm về khối lượng phát hành cho đến khi các quy định pháp lý rõ ràng cho cơ sở nhà phát hành và nhà đầu tư (ảnh minh hoạ)

Trong ngắn hạn, thị trường TPDN sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm về khối lượng phát hành cho đến khi các quy định pháp lý rõ ràng cho cơ sở nhà phát hành và nhà đầu tư (ảnh minh hoạ)

Quy mô phát hành của nửa đầu năm 2022 giảm mạnh ngay sau thời điểm Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực và không có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt trước những diễn biến thị trường và các sự kiện hủy lô trái phiếu trong tháng 4/2022. Trong đó, Ngân hàng và Bất động sản tiếp tục duy trì vị thế nhóm nhà phát hành lớn nhất trên thị trường sơ cấp khi chiếm 71% giá trị phát hành của toàn thị trường. Giá trị phát hành 6 tháng đầu năm 2022 của hai nhóm này lần lượt là 51.000 tỷ đồng và 88.000 tỷ đồng.

Nhóm Ngân hàng cũng tiếp tục đẩy mạnh việc huy động qua kênh trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 và hướng đến cải thiện tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN, đặc biệt trong thời gian tới 30/9/2022 tỷ lệ này sẽ phải giảm từ 40% xuống 37% theo thông tư số 08/2020/TT-NHNN.

“Trong ngắn hạn, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm về khối lượng phát hành cho đến khi các quy định pháp lý rõ ràng cho cơ sở nhà phát hành và nhà đầu tư, cụ thể là Sửa đổi Nghị định 153. Sang năm 2023, thị trường sẽ có những thay đổi về chất theo xu hướng phát hành đại chúng sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô, nhất là từ các doanh nghiệp có hồ sơ kinh doanh tốt và chủ động minh bạch hồ sơ tín dụng của họ trên thị trường.

Đặc biệt, phát hành riêng lẻ sẽ có sự thay đổi chủ yếu giảm về quy mô nhưng hướng đến cơ sở nhà đầu tư rộng rãi hơn bao gồm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, các định chế tài chính như bảo hiểm, quỹ trái phiếu và quỹ hưu trí”, FiinGroup nhận định.

>> Trái phiếu doanh nghiệp trở lại “đường đua”: Cần thoát khỏi “vòng xoáy” dưới niêm yết

Tác động từ chính sách

FiinGroup cũng cho rằng, có ba chính sách tác động lớn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp đó là: Thứ nhất, Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực vào ngày 15/01/2022 nhằm kiểm soát rủi ro TPDN đối với các tổ chức tín dụng đã làm cho cầu về trái phiếu giảm, nhưng tác động không quá lớn.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng mà các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để thực hiện một cách hiệu quả, bền vững (ảnh minh hoạ)

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng mà các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để thực hiện một cách hiệu quả, bền vững (ảnh minh hoạ)

Số dư trái phiếu doanh nghiệp bởi các ngân hàng niêm yết vẫn tăng ở mức 9,2%, tương đương 23.600 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2022. Ở góc nhìn khác, dư nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết thì vẫn tăng 25,1% trong nửa đầu năm nay. Điều đó cho thấy tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng và diễn ra chọn lọc hơn ở một số ngân hàng và tùy theo hồ sơ tín dụng chủ đầu tư/ từng dự án.

Thứ hai, Dự thảo sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN có thêm những quy định về việc TCTD không được cho vay đối với các nhu cầu góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Nếu đi vào áp dụng chính thức sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn nhận hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp bất động sản khi nó chiếm tới 51% tổng cơ cấu nguồn vốn nợ, bao gồm cả tín dụng ngân hàng, trái phiếu, tiền nhận trước từ khách mua nhà.

Thứ ba, quan trọng nhất và đang được thị trường chờ đợi hiện nay là Dự thảo sửa đổi Nghị định 153 vẫn trong quá trình thẩm định trước khi được Chính phủ thông qua. Dự thảo mới nhất đã có những thay đổi tích cực hơn cho thị trường và nhất là các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn.

“Thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại từ quý 4/2022 mặc dù sẽ không thể sôi động ngay lại như nửa cuối năm 2021 nhưng chúng tôi kỳ vọng TPDN sẽ dần sôi động trở lại vào đầu quý 4/2022 tới đây, khi Sửa đổi Nghị định 153 được ban hành và đi vào hiệu lực chính thức như kế hoạch được thông báo bởi Bộ Tài chính.

Mặc dù việc phân phối cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp vẫn sẽ khó khăn hơn, các quy định mới như dự thảo hiện nay nếu đi vào áp dụng vẫn sẽ góp phần cho các doanh nghiệp niêm yết hoặc các doanh nghiệp chủ động minh bạch hóa thông tin và hồ sơ tín dụng để hướng đến các nhà đầu tư tổ chức cùng chia sẻ rủi ro và kỳ vọng mức lãi suất phù hợp”, FiinGroup kỳ vọng.

Từ những phân tích trên, để doanh nghiệp có chiến lược thích ứng phù hợp, chuyên gia từ FiinGroup cũng khuyến nghị một số giải pháp như: Một là, đa dạng hoá nguồn vốn từ khách hàng và đối tác. Theo đó, doanh nghiệp có thể tận dụng kênh vốn từ khách hàng qua việc nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai dự án để có thể mở bán; Có phương án tài chính hấp dẫn nhằm đẩy mạnh tiến độ thu tiền trả trước từ khách hàng với; Tận dụng kênh vốn từ đối tác hợp tác kinh doanh và nhà cung cấp (vốn lưu động).

Hai là, chủ động hồ sơ năng lực tín dụng. Cụ thể, xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng trên thị trường vốn là giải pháp căn cơ, hướng đến một chiến lược vốn tối ưu thay vì khi có nhu cầu huy động vốn mới thực hiện. Đồng thời chủ động xem xét thực hiện xếp hạng tín nhiệm và minh bạch thông tin và rủi ro đến thị trường trong nước và quốc tế.

Ba là, đẩy mạnh kênh trái phiếu chào bán ra công chúng. Đây là một sự lựa chọn quan trọng trong bối cảnh pháp lý hiện nay. Doanh nghiệp phát hành nên tìm kiếm đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực phân phối đến đúng đối tượng mục tiêu và hỗ trợ soạn lập hồ sơ phát hành chuyên nghiệp. Cùng với với đó, chủ động minh bạch thông tin, trong đó có việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

Có thể thấy, nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn, không chỉ của các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều ngành kinh tế khác nhau trong khi hệ thống tín dụng ngân hàng khó có thể hấp thụ hết, do hạn chế về quy mô vốn và các ràng buộc khác nhau về an toàn vốn. Chính vì vậy, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng mà các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để thực hiện một cách hiệu quả, bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tác động chính sách và chiến lược cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004105 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004105 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10