Hậu quả từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đang bắt đầu lan rộng khắp thế giới.
>>Đằng sau vụ phá sản của ngân hàng SVB
Những người sáng lập các công ty khởi nghiệp của California tại khu vực Vùng Vịnh đang hoang mang về khả năng tiếp cận nguồn tiền và trả lương cho nhân viên. Nỗi sợ hãi này cũng đã lan đến Canada, Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Vương quốc Anh, chi nhánh của SVB đã đưa ra thông báo mất khả năng thanh toán, ngừng giao dịch và không còn nhận khách hàng mới.
Ngày 11/3 vừa qua, lãnh đạo của hơn 250 công ty công nghệ đã gửi thư kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt can thiệp hỗ trợ khi SVB phá sản. Ông Hunt cho biết ông đang làm việc với Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey để đưa ra các biệt pháp nhằm "tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại” do sự hỗn loạn này gây ra. “Chúng tôi sẽ đưa ra các kế hoạch ngay lập tức để đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động ngắn hạn và dòng tiền của các khách hàng của SVB ở Anh".
SCMP trích dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Kho bạc Vương quốc Anh đã bắt đầu khảo sát các công ty khởi nghiệp về số tiền gửi, khả năng tiếp cận giao dịch của họ tại SVB và hơn thế nữa. Tuy nhiên, Kho bạc Anh đã từ chối bình luận về cuộc khảo sát.
Những nhà sáng lập các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đang hồi hộp chờ đợi kết quả và bất kỳ thông tin nào về cách xử lý tiền gửi của họ tại ngân hàng SVB. Ông Jack O'Meara, người sáng lập công ty khởi nghiệp Ocher Bio ở London cho biết với SCMP rằng, ông cũng đã dành cả cuối tuần qua để cố gắng chuyển tiền gửi ra khỏi SVB nhưng không thành công. “Nếu không có sự can thiệp hỗ trợ, việc SVB phá sản thực sự có thể xóa sổ một loạt các công ty kinh doanh", ông Jack O'Meara cho biết.
Giống như ở Mỹ, một số khoản tiền gửi SVB ở Vương quốc Anh được bảo hiểm, nhưng không rõ khi nào những khoản tiền đó sẽ khả dụng trở lại. Một mối quan tâm sâu sắc hơn của các nhà lãnh đạo khởi nghiệp là sự sụp đổ của SVB sẽ làm giảm nguồn vốn mạo hiểm vào Vương quốc Anh trong tương lai, nơi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do Brexit.
“Không nên đánh giá thấp tác động của sự cố SVB đối với ngành công nghệ,” nhà phân tích Liu Zhengning tại China International Capital Corp cho biết trong một lưu ý mới gửi cho khách hàng. Họ cho biết tiền gửi rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ vì họ thường cần rất nhiều tiền mặt để chi trả cho các khoản chi lớn bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như lương cho nhân viên.
>>Giá vàng tuần tới tiếp tục bứt phá vì "cơn địa chấn” SVB?
SVB cũng có chi nhánh ở Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Ấn Độ, Israel và Thụy Điển. Nhiều chuyên gia cảnh báo sự sụp đổ của SVB có thể kéo theo sự sụp đổ của các công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới nếu không có sự can thiệp của chính phủ.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết thêm nước này đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ tác động nào từ sự sụp đổ của SVB đối với thị trường Hàn Quốc.
Tại Canada, chi nhánh của SVB đã báo cáo khoản vay có bảo đảm trị giá 435 đô la Canada (314 triệu đô la Mỹ) vào năm ngoái, tăng gấp đôi so với con số 212 triệu đô la Canada vào năm 2021. Khách hàng của SVB Canada bao gồm nhà cung cấp phần mềm thương mại điện tử Shopify Inc. và công ty dược phẩm HLS Therapeutics Inc.
Trong khi đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm đang cố gắng đưa ra các giải pháp khắc phục tạm thời. Uncapped, một công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Vương quốc Anh chuyên cho các công ty khởi nghiệp khác vay cho biết họ đang triển khai một chương trình tài trợ khẩn cấp để giúp các công ty đáp ứng chi trả lương và các khoản khác, cũng như các khoản vay dài hạn hơn để hỗ trợ vốn lưu động.
Có thể bạn quan tâm