[Tài chính cá nhân] Bài 3: Đầu tư vào doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả?

Diendandoanhnghiep.vn Song song với việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân, và việc hỗ trợ khởi nghiệp, Việt Nam cần “giáo dục’, khuyến khích người dân dư tiền thành các nhà đầu tư vào doanh nghiệp...

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Về cơ bản, doanh nghiệp có 2 loại vốn: Vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong đó, vốn vay là nợ ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, và một số loại nợ khác. Thông thường, lãi suất của vốn vay thấp hơn lãi suất vốn chủ sở hữu. Nhưng vốn vay là vốn cam kết, doanh nghiệp phải trả đúng lãi suất và kỳ hạn.

Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn góp của cổ đông và lợi nhuận giữ lại. Lãi suất của vốn cổ đông/chủ sở hữu, trung bình, cao hơn lãi suất của vốn vay. Do cổ đông là chủ của doanh nghiệp nên lãi suất của vốn chủ sở hữu không được cam kết. Doanh nghiệp lỗ thì cổ đông “đồng cam cộng khổ”, doanh nghiệp lời thì cổ đông là người hưởng lợi chính.

Tổng số vốn chủ sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, còn thấp hơn khá nhiều so với tổng số tiền do hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp vay.

Tổng số vốn chủ sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, còn thấp hơn khá nhiều so với tổng số tiền do hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp vay.

Vốn vay nhiều hơn vốn cổ đông

Tổng số vốn chủ sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, còn thấp hơn khá nhiều so với tổng số tiền do hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp vay. Điều này trái với thông lệ của các nước phát triển.

Người dân Việt Nam còn khá thận trọng “ăn chắc mặc bền” nên đa số muốn gửi ngân hàng hơn là đầu tư vào doanh nghiệp. Khi làm như vậy, người dân Việt đã bỏ qua cơ hội để sinh sôi nảy nở tiền của mình. Theo thống kê trong thời gian dài, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn lãi suất trung bình của ngân hàng từ 1,8 lần – 5,6 lần, tùy thị trường.

Song song với việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân, và việc hỗ trợ khởi nghiệp, Việt Nam cần “giáo dục’, khuyến khích người dân dư tiền, đầu tư vào doanh nghiệp, chứ không chỉ là người gửi tiền vào ngân hàng. Khi đó người dân cũng được lợi, mà doanh nghiệp cũng có nhiều vốn hơn, kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ được hưởng hai nguồn lợi nhuận: Cổ tức được chia từ lợi nhuận của doanh nghiệp, và chênh lệch giữa giá bán cổ phần và giá mua khi kết thúc đầu tư.

Các hình thức đầu tư

Thứ nhất, nhà đầu tư (NĐT) là cổ đông chính, và nắm quyền làm chủ. Khi đó NĐT vừa là chủ doanh nghiệp (nhóm 3), vừa là nhà đầu tư (nhóm 4). Và có thể NĐT là giám đốc điều hành (nhóm 1). Trong trường hợp này, NĐT là người quyết định cuộc chơi, là người quyết định chính tỷ suất lợi nhuận và rủi ro trên số tiền đầu tư của mình.

Thứ hai, NĐT là cổ đông và không điều hành của 1 doanh nghiệp chưa niêm yết lên sàn chứng khoán. Đầu tư dạng này thì lợi nhuận kỳ vọng cao và vì thế rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, cũng cao.

Trước khi quyết định đầu tư, NĐT cần phải hiểu rõ về năng lực và đạo đức của chủ doanh nghiệp, ban điều hành; nắm vững kết quả hiện nay và tiềm lực trong tương lai của doanh nghiệp.

Nếu không phải là những cổ đông đầu tiên được mua cổ phiếu giá gốc thì NĐT cần phải nắm cơ bản về định giá doanh nghiệp, trước khi mua với giá x chấm.

Thứ ba, NĐT mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Theo đó, có hai loại NĐT chính trên sàn chứng khoán.

Loại 1 là những NĐT ngắn hạn, còn được gọi là nhà đầu cơ. Họ đầu tư ngắn hạn, mua mua bán bán cổ phiếu trong thời gian ngắn, vài ngày, vài tuần, vài tháng. Có nhiều chiến lược đầu tư ngắn hạn: theo trend, theo thông tin, theo phân tích kỹ thuật, theo cảm giác chủ quan…

Đây là trò chơi Zero-sum game, trò chơi có tổng bằng 0. Nghĩa là số tiền người thắng sẽ bằng số tiền người thua. Và vì cả hai bên phải đóng phí cho hệ thống, cho các công ty chứng khoán, nên trên thực tế, đầu tư ngắn hạn thua nhiều hơn thắng.

Loại 2 là những nhà đầu tư dài hạn. Có nhiều trường phái đầu tư dài hạn, trong đó trường phái đầu tư giá trị của tỷ phú Warren Buffet là trường phái được giới đầu tư học hỏi và áp dụng nhiều nhất.

Vào những năm 2006 – 2008, nói đến đầu tư dài hạn thì thị trường Việt Nam sẽ cười. Ai cũng mong làm giàu nhanh. Mua một phát giá lên ngay, chứ công đâu mà chờ 10, 20 năm sau? Lúc đó thị trường hầu như không có NĐT dài hạn nào, ngoài các cổ đông sáng lập, HĐQT của các doanh nghiệp, và những nhà đầu tư mua nhầm cổ phiếu bị lỗ quá, nên chuyển qua “ôm” dài hạn.

TTCK Việt Nam đã qua thời gian “hoang sơ”, và bắt đầu trưởng thành. Ngoài những nhà đầu tư ngắn hạn, ắt hẳn đã xuất hiện những nhà đầu tư dài hạn, những nhà đầu tư tăng trưởng, những nhà đầu tư giá trị.

Trong những bài sau, “Tài chính cá nhân” sẽ đi chi tiết về cách xác định 1 cổ phiếu giá trị. Nắm vững những nguyên tắc lý thuyết, các NĐT có thể tự nghiên cứu để tìm ra trên sàn chứng khoán khoảng 10-15 cổ phiếu thích hợp với khẩu vị của mình. Bước kế tiếp là chờ thời gian để mua vào với giá hợp lý và giữ lâu dài. Đó là 1 trong những kênh đầu tư giúp nhà đầu tư đạt tỷ suất lợi nhuận 12%/năm – 15%/năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Tài chính cá nhân] Bài 3: Đầu tư vào doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713612213 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713612213 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10