Tỷ suất sinh lợi là chỉ số rất quan trọng trong đầu tư. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì tiền chúng ta nhận được sau đầu tư sẽ càng cao.
Cách tính tỷ suất sinh lợi theo công thức như sau: FV = PV * (1+r)^n
Trong đó, r là tỷ suất sinh lợi; n là số kỳ; PV là giá trị hiện tại, hay còn gọi là số tiền đầu tư hiện tại; FV là giá trị tương lai, có nghĩa là số tiền chúng ta nhận được tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Dưới đây là minh họa cho kết quả giá trị tương lai của 1 đồng:
Xét thời gian đầu tư 20 năm.
Lãi suất 0% thì 1 đồng vẫn là 1 đồng; Lãi suất 5% thì 1 đồng trở thành 2,65 đồng; Lãi suất 10% thì 1 đồng trở thành là 6,73 đồng; Lãi suất 15% thì 1 đồng trở thành là 16,37 đồng; Lãi suất 20% thì 1 đồng trở thành 38,34 đồng; Lãi suất 25% thì 1 đồng trở thành 25% là 86,74 đồng; Lãi suất 30% thì 1 đồng trở thành 190,05 đồng.
Nếu mỗi tháng, chúng ta tiết kiệm 1 triệu đồng, cuối năm có 12 triệu đồng và đầu tư với tỷ suất lợi nhuận 12%, sau 20 năm chúng ta sẽ có: 1.413.720.000 đồng (Hơn 1,4 tỷ đồng). Sau 30 năm chúng ta sẽ có 6.011.000.000 đồng (hơn 6 tỷ đồng).
Tỷ suất sinh lợi phải đi kèm với kỳ hạn và công thức tính tỷ suất sinh lợi.
Chẳng hạn Anh A mua 1 cái nhà 5 tỷ đồng, bán được 7 tỷ đồng. Anh A nói rằng đạt được tỷ suất sinh lợi là (7- 5)/5 = 40%. Kết luận như vậy là chưa đủ, chưa chính xác. Khi nói đến tỷ suất lợi nhuận, chúng ta phải nói kèm với kỳ hạn. Tỷ suất sinh lợi 40% này trong thời gian bao nhiêu?
Nếu anh A mua cái nhà 5 tỷ đồng, bán lại 7 tỷ đồng trong thời gian 1 năm, thì tỷ suất lợi nhuận là 40%/năm. Nhưng nếu anh A mua cái nhà 5 tỷ đồng, bán lại 7 tỷ đồng trong thời gian 4 năm, thì tỷ suất sinh lời là 20% trong 3 năm đầu tư.
Để tính tỷ suất sinh lời năm, chúng ta không thể lấy 20% chia cho 4, mà chúng ta phải dùng công thức tài chính sau:
r = (FV/PV)^(1/n) – 1
Trong trường hợp trên, tỷ suất lợi nhuận bằng = (7/5)^(1/4)-1= 8,78%/năm.
Công thức trên khá là phức tạp đối với các bạn không chuyên tài chính. Và nó còn phức tạp hơn nữa, vì trong hầu hết các trường hợp đầu tư, sẽ có nhiều dòng tiền vào và ra, chứ không chỉ 1 dòng tiền vào ban đầu, và 1 dòng tiền ra như ví dụ bên trên. Khi đó chúng ta phải dùng đến công thức IRR khá là phức tạp về mặt toán học.
Tuy vậy, rất may mắn cho chúng ta, Excel đã đơn giản hóa việc tính toán công thức IRR này.
Trong cái ví dụ dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn bạn tính tỷ suất sinh lợi của tất cả các dòng tiền trong các tình huống đầu tư bằng công thức IRR trên Excel một cách hết sức đơn giản.
Cuối năm 2010, anh B mua nhà 4 tỷ đồng và cho thuê mỗi năm được 240 triệu đồng. Cho thuê đến hết năm thứ 2013, anh B đầu tư nâng cấp nội thất 500 triệu đồng, sau đó cho thuê mỗi năm được 300 triệu đồng. Đến cuối năm 2017, B không cho thuê nữa, và bán nhà được 7 tỷ đồng.
Vậy tỷ suất sinh lợi năm của phi vụ đầu tư này như sau:
Cột A là cột thể hiện các năm. Cột B là dòng tiền chi ra. Cột C là dòng tiền ta thu vào. Cột D là dòng tiền tổng = Tiền vào – tiền ra.
Chúng ta dùng công thức Excel IRR sẽ tính ra tỷ suất sinh lợi của dòng tiền này theo năm. Theo đó, vào ô Excel, đánh dấu =IRR(D2:D9) và Enter sẽ ra kết quả là 0,1216. Đổi số thập phân qua số %, sẽ là 12,16%. Chúng ta kết luận tỷ suất lợi nhuận của phi vụ đầu tư trên là 12,16%/năm
Theo Chương trình cho vay trả góp trên website Thế Giới Di Động ngày 6/2/2020, điện thoại iphone 11 PRO MAX 64GB có giá 33.990.000 VNĐ. Khách hàng trả trước 50% là 16.995.000 VNĐ. Số còn lại khách hàng vay của công ty vay tiêu dùng Home Credit hay FE Credit, và trả góp mỗi tháng, trong 12 tháng.
Với Home Credit, khách hàng trả 1.856.000 VNĐ/tháng. Với FE Credit khách hàng trả 1.795.000 VNĐ/tháng.
Chúng ta tính tỷ suất sinh lợi của Home Credit và FE Credit theo công thức IRR như sau:
*Tỷ suất sinh lời tháng của HOME CREDIT = 4,43%/tháng, còn tỷ suất sinh lời năm của HOME CREDIT = (1+4.43%)^12-1 = 68,17%/năm
*Tỷ suất sinh lời tháng của FE CREDIT = 3.85%/tháng, còn tỷ suất sinh lời năm của FE CREDIT = (1+3.85%)^12-1 = 57,42%/năm.
Tỷ suất sinh lời này là rất cao so với các lĩnh vực đầu tư khác. Dĩ nhiên, rủi ro của ngành cho vay tiêu dùng này cũng khá cao. Các công ty tài chính này phải có biện pháp để thu hồi thu hồi nợ. Thu hồi nợ được thì họ thắng lớn.
Ví dụ 3: Tỷ suất sinh lợi của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, trong trường hợp rủi ro xảy ra
Chị F mua một sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) mệnh giá 400 triệu đồng, chị đóng phí hàng năm 17.650.000 VNĐ. Phí này có bao gồm sản phẩm phụ là tử vong do tai nạn.
Sau 3 năm đóng phí, chẳng may chị F bị tai nạn tử vong. Lúc đó, gia đình chị (người mua bảo hiểm) sẽ được nhận 400 triệu đồng quyền lợi chính của HĐ, 400 triệu đồng tử vong do tài nạn, và bảo tức tích lũy (hoặc giá trị tăng trưởng) 12.450.000 đồng, tổng cộng là 812.450.000 đồng.
Tỷ suất sinh lợi trong trường hợp này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi = 522,91%, mức cực kỳ cao so với tất cả các hình thức đầu tư khác. Vì thế, BHTN được xem là 1 công cụ bảo vệ tài chính khi xảy ra rủi ro.
Ví dụ 4: Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu
Cuối năm 2012, Anh G đầu tư vào cổ phiếu ZZZ. Anh mua 10.000 cổ phiếu với giá 25.000 VNĐ/cp. Tổng giá trị đầu tư = 10.000 *25.000 = 250.000.000 VNĐ.
Cuối năm 2013, Công ty chia cổ tức tiền mặt 22%. Mỗi cố phiếu nhận 2.200 VNĐ, Anh G nhận được = 10.000*2.200 = 22.000.000 VNĐ
Cuối năm 2014, Công ty chia cổ tức tiền mặt 28%. Mỗi cố phiếu nhận 2.800 VNĐ, Anh G nhận được = 10.000*2.800 = 28.000.000 VNĐ
Cuối năm 2015, Công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ 30%. Anh được nhận thêm = 10.000*30%= 3.000 cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu ZZZ của anh G lúc này là 13.000 cổ phiếu.
Cuối năm 2016, Công ty chia cổ tức tiền mặt 30%. Mỗi cố phiếu nhận 3.000 VNĐ. Anh G nhận được 13.000*3.000 = 39.000.000 VNĐ.
Cuối năm 2017, Công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ 40%. Anh G được nhận thêm = 13.000*40% = 5.200 cổ phiếu. Tổng số cổ phần ZZZ của anh G lúc này là 18.200 cổ phiếu.
Cuối năm 2018, Công ty chia cổ tức tiền mặt 40%. Mỗi cố phiếu nhận 4.000 VNĐ. Anh nhận được 18.200*4.000 = 72.800.000 VNĐ.
Và lúc đó, cổ phiếu tăng khá tốt, lên mức 37.000 VNĐ/cp. Anh G bán hết 18.200 cổ phiếu này và nhận được = 18.200*37.000 = 673.400.000 VNĐ
Tỷ suất lợi nhuận của phi vụ đầu tư này là 24,85%/năm.
Lưu ý: Để đơn giản hóa tính tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, các tổ chức tài chính, căn cứ vào việc chia cổ tức, chia tách cổ phiếu để tính ra giá cổ phiếu điều chỉnh.
Có thể bạn quan tâm