Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư, nhưng các nhà đầu tư cá nhân nên có khoảng từ 5 – 10% vàng trong danh mục đầu tư của mình (*)...
Kim loại quý từng được xem như tiền
Vàng là một tài sản có giá trị, có tính thanh khoản tương đương tiền. Trong lịch sử, các đồng xu vàng được sử dụng rộng rãi làm tiền tệ. Cho đến khi tiền giấy xuất hiện thì các nước lại áp dụng hệ thống kinh tế gọi là bản vị vàng. Trong một giai đoạn dài, chính phủ Hoa Kỳ quy định một ounce vàng tương đương với 20,67USD (664,56USD/kg), nhưng vào năm 1934 đồng USDr bị phá giá xuống còn 35USD/ounce (1.125,27USD/kg). Với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu in tiền ngày càng tăng cao, hệ thống bản vị vàng đã liên tục bị thử thách tại các cột mốc 1961, 1968.
Đến năm 1975, hệ thống bản vị vàng đã chính thức bị bị bãi bỏ. Tuy vậy các ngân hàng Trung ương của các nước lớn vẫn giữ dự trữ vàng, tuy nhiên mức độ đã giảm đi khá nhiều vì không còn bị bắt buộc phải “bảo chứng” cho giá trị của tiền nữa.
Sản xuất và tiêu thụ vàng trên thế giới
Trung bình chi phí để khai thác vàng khoảng 317USD/oz năm 2007, nhưng có thể khác biệt rất lớn phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng. Ở thời điểm cuối năm 2006, ước tính tất cả lượng vàng từng được khai thác là 158.000 tấn.
Những nước khai thác vàng nhiều nhất là Nam Phi, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Nga và Peru.
Tỷ lệ tiêu thụ vàng được sản xuất trên thế giới ước khoảng 50% trong lĩnh vực trang sức, 40% để đầu tư và 10% trong công nghiệp. Một điều khá đặc biệt của vàng đó là với vàng rất bền, rất ổn định. Do đó vàng luôn được thu lại và tái sử dụng.
Trước năm 2013, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Người Ấn Độ mua khoảng 25% lượng vàng của thế giới, xấp xỉ 800 tấn mỗi năm. Năm 2013, với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng 30%/năm, Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ, và trở thành nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới.
Việt Nam nằm trong top 20 các nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Vàng có khuynh hướng tăng giá trong dài hạn
Vì là tài sản có giá trị, lượng cung hạn chế, lượng cầu luôn tăng, nên về cơ bản, giá vàng sẽ tăng trong dài hạn. Nhưng giá vàng không tăng đều như các nhà đầu tư mong muốn. Những khi kinh tế kinh tế thế giới biến động, suy thoái, giá vàng sẽ tăng rất cao, và sau đó lại điều chỉnh giảm. Và như thế đồ thị giá vàng thể hiện xu thế tăng, nhưng với những cái Zíc Zắc, lên lên xuống xuống, cực lớn, cụ thể như sau:
Giai đoạn năm 1990 – 2005: giá vàng khá thấp, và khá ổn định, dao động ở mức 400 USD/oz, thấp nhất là 252USD/oz.
Giai đoạn 2005 – 20011: Giá vàng tăng nhanh. Bắt đầu mức giá 444 USD/oz, giá vàng đã tăng dần đều trong các năm này, và đạt đỉnh 1.921 USD/oz trong năm 2011.
Giai đoạn 2011 – 2015: Giá vàng giảm dần đến mức USD 1.100/oz.
Gia đoạn 2015 – 2020: Giá vàng tăng đều trở lại, có thời điểm tăng lên mức 1.747USD/oz.
Tỷ suất lợi lợi nhuận khá tốt nếu mua vùng giá thấp và dài hạn
Giả sử chúng ta mua vàng vào năm 2000 với giá 300 USD/oz, năm 2019 bán với giá 1.500 USD/oz, chúng ta đạt lãi suất 8,84%/năm.
Giả sử chúng ta mua vàng vào năm 2005 với giá 450 USD/ounce, năm 2019 bán với giá 1.500 USD, chúng ta đạt lãi suất 8,98%/năm.
Tuy nhiên, đầu tư vàng cũng có một số rủi ro nhất định, nênngười dân, những nhà đầu tư nghiệp dư, bán chuyên, chỉ nên có tỷ lệ 5% – 10% vàng trong danh mục đầu tư dài hạn của mình.
Có thể bạn quan tâm
06:10, 26/04/2020
05:30, 19/04/2020
05:10, 12/04/2020
05:10, 05/04/2020
05:02, 22/03/2020
04:50, 15/03/2020
05:15, 08/03/2020
Dùng đòn bẩy, khả năng thua lỗ cao
Nhưng tôi đã phân tích trong Bài 4: "Chơi Casino và kinh doanh ngắn hạn vì sao thua nhiều hơn thắng", những nhà đầu tư kinh doanh vàng ngắn hạn, kinh doanh vàng trên sàn đa số là thua lỗ. Sự thất bại về tiền bạc của những nhân vật ngân hàng cộm cán như Bầu Kiên (ngân hàng ACB), ông Bình (DongABank) và một số ông bà chủ ngân hàng khác …ít nhiều đều có liên quan đến việc buôn vàng tài khoản với thế giới. Người thì mua lên (mua giá thấp chờ giá lên cao để bán ra đóng trạng thái), người thì đánh xuống (bán giá cao, chờ giá thấp mua vào để đóng trạng thái)…và tất cả đều thua lỗ nặng.
Trong ngắn hạn, giá vàng nhảy hoàn toàn ngẫu nhiên, gần như không ai đoán được. Thông thường, trước khi lên giá, vàng sẽ có vài cơn xuống giá để “xử”, hù doạ những người mua vào. Trước khi xuống giá, vàng sẽ có vài cơn sóng lên giá để “xử”, hù doạ những người bán xuống.
Do vậy nhà đầu tư nghiệp dư chỉ nên đầu tư vàng lâu dài, mà không nên sa đà vào mua mua, bán bán liên tục.
Nhà nước chưa khuyến khích đầu tư vàng
Khi dân dùng tiền đầu tư vàng thì hầu như họ không đóng góp gì cho nền kinh tế.
Trong Bài 3, “Đầu tư vào doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả?” thì khi người dân đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết hay mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế.
Kế sau đó là gửi tiền vào ngân hàng, mua bảo hiểm. Còn đầu tư vàng, thì hầu như không tạo ra lợi ích tích cực cho nền kinh tế.
HIện nay, theo thống kê khá tin cậy, số vàng mà dân Việt Nam đang cất giữ để phòng thân, đầu tư dài hạn là 500 tấn. Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ huy động số vàng nhằm phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có phương án nào khả thi, vì 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất là lòng tin của dân vào nhà nước. Dân phải đủ lòng tin thì mới mở hầu bao, mới đụng tới vàng là món mà họ cất kỹ.
Thứ hai là rủi ro của việc tăng giá. Nếu nhà nước mượn vàng để đổi ra tiền thì rủi ro tăng giá vàng là rất lớn. Nếu Nhà nước mượn vàng để làm tài sản cầm cố thì giảm thiểu rủi ro này. Ngoài ra, có thể dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng.
Thứ ba là tăng sự đầu cơ vào vàng. Trước đây khi NHNN cho phép các ngân hàng huy động vàng và trả lãi trên vàng gửi, thì tình hình đầu cơ vàng rất lớn. Do đó, nếu Nhà nước huy động vàng, thì chỉ nên ủy quyền cho các ngân hàng phát hành chứng chỉ vàng, sau đó Nhà nước sẽ dùng số vàng huy động được để thế chấp vay ngoại tệ, hoặc hoán đổi vàng lấy ngoại tệ..., chứ không nên giao cho các ngân hàng huy động rồi cho vay như trước đây.
Về dài hạn, Chính phủ nên cho phép thành lập Sở giao dịch vàng, bởi vì Sở giao dịch vàng không những giúp giảm thiểu chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, đẩy lùi tình trạng buôn lậu vàng, mà còn góp phần huy động vàng trong dân, giúp cơ quan quản lý điều tiết được lượng vàng, tránh tạo ra các cơn sốt giá...
(*) Bài này có tham khảo nội dung về vàng, giá vàng từ các web: Wiki, Gold Price.