Tái đắc cử, Tổng thống Erdogan sẽ "hành xử" thế nào với Nga và châu Âu?

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi ông Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cả Nga và châu Âu đang nóng lòng chờ xem Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện chính sách đối ngoại ra sao trong thời gian tới.

Giới chuyên gia quốc tế đang tò mò về đường lối đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới

Giới chuyên gia quốc tế đang tò mò về đường lối đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới

>> Dầu Nga sẽ gây "xích mích" EU- Ấn Độ?

Sau hai thập kỷ nắm quyền, ông Recep Tayyip Erdogan sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình trên chính trường Thổ Nhĩ Kỳ với kết quả bầu cử vừa qua. Với chiến sự Nga – Ukraine, đường lối nước đôi của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Quốc gia này sẽ vẫn là một bên quan trọng trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen, đồng thời vẫn sẽ tiếp tục viện trợ cho Kiev một số vũ khí như UAV.

Thế nhưng, châu Âu có thể lo lắng khi các dấu hiệu mới cho thấy Ankara dường như đang xích lại gần Nga hơn.

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của ông Erdogan trong nhiệm kỳ tới cũng sẽ là dấu chấm hết cho tham vọng gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ luôn tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc về một loạt vấn đề, như dân chủ nhân quyền, việc Erdogan gần gũi với Nga hay cản trở khả năng gia nhập NATO của Thụy Điển.

Mới đây, đáp trả những chỉ trích của phương Tây rằng nền pháp luật của Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu, ông Erdoğan đã đe dọa sẽ gửi hàng triệu người tị nạn Syria hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu. “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra một thông điệp tới phương Tây với cuộc bầu cử này. Đất nước này không nhìn vào những gì phương Tây nói, ngay cả khi chống khủng bố lẫn khi xác định các chính sách kinh tế của mình”, ông Erdogan phát biểu hồi tháng 4.

Mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một yếu tố quan trọng

Mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một yếu tố quan trọng

Thứ hai, quan hệ với Nga đang có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế. Những khúc mắc ngày càng tăng giữa Ankara và Brussells càng là lý do để ông Erdogan xích lại gần Moscow, khi các lệnh cấm vận của phương Tây đang mang lại các cơ hội kinh tế khó chối từ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đây vẫn là một trong những nước tích cực nhập khẩu dầu thô nhất khi Nga tìm kiếm các bạn hàng khác sau xung đột.

Bà Selin Nasi, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Trung tâm chính sách Ankara cho biết Nga đã thực hiện một loạt cử chỉ “thân thiện” đối với ông Erdogan sau cuộc bầu cử, bao gồm việc trì hoãn các khoản thanh toán khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ hay thúc đẩy dự án 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tổng thống Putin chắc chắn sẽ yêu cầu ông Erdoğan đáp lại sự hào phóng của mình và điều này có thể có một số tác động đối với chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này có khả năng sẽ nghiêng về phía Nga trong hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây,” bà Nasi nói thêm.

Trong khi EU từ chối ra tay giúp đỡ, Nga là "phao cứu sinh" cho nền kinh tế khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đang hứng chịu lạm phát cao khủng khiếp – có thời điểm lên tới 85% - khiến đồng nội tệ trở nên suy yếu. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ trước cuộc bỏ phiếu.

Dù vậy, ông Erdogan vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước

Ông Erdogan vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước

Đối với trong nước, các chuyên gia cho rằng việc ông Erdogan củng cố quyền lực cũng không phải là tín hiệu vui cho nền dân chủ và các nhóm đối lập thân phương Tây. Điều này bắt nguồn từ các hành động quyết đoán của ông trong kiểm soát các phương tiện truyền thông hay bỏ tù các nhân vật đối lập và xã hội dân sự hàng đầu trong vài năm qua.

>> Vì sao EU không muốn “đánh mất” Tổng thống Erdogan?

Chuyên gia Selin Nasi dự đoán đây sẽ là giai đoạn khó khăn cho những tiếng nói đối lập ở nước này. “Giành được thêm một nhiệm kỳ Tổng thống, ông Erdogan sẽ củng cố hơn nữa chế độ thống trị của mình, loại bỏ những gì còn sót lại của các thể chế đối lập muốn sự cân bằng”.

Thế nhưng, không thể phủ nhận dưới thời ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến bộ hơn nhiều so với trước đây. Sau 20 năm trải qua các cương vị Thủ tướng và Tổng thống, ông đã giúp tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và đặc biệt là vai trò ngày càng lớn trong các vấn đề thế giới. Đáng nể nhất là Thổ Nhĩ Kỳ duy trì đường lối đối ngoại độc lập với phương Tây, bất chấp nước này là một thành viên NATO.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái đắc cử, Tổng thống Erdogan sẽ "hành xử" thế nào với Nga và châu Âu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714224783 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714224783 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10