Tái diễn làn sóng tháo chạy khỏi cổ phiếu Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Áp lực pháp lý ở cả Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng, các nhà quản lý quỹ toàn cầu cũng đang vật lộn với khoản lỗ hàng nghìn tỷ USD, dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi cổ phiếu Trung Quốc.

Nhà đầu tư Mỹ tháo chạy

Theo thông tin mới nhất, các nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn tại Mỹ như George Soros và quỹ ARK Investments của Cathie Wood đã cắt giảm tỷ lệ tiếp xúc với cổ phiếu Trung Quốc.

các nhà quản lý quỹ toàn cầu cũng đang vật lộn với khoản lỗ nghìn tỷ USD, khi các nhà quản lý Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các ngành như công nghệ và giáo dục (Ảnh: CNBC)

Các nhà quản lý quỹ toàn cầu cũng đang vật lộn với khoản lỗ nghìn tỷ USD, khi các nhà quản lý Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các ngành như công nghệ và giáo dục (Ảnh: CNBC)

Paul Marshall, người đồng sáng lập công ty đầu tư trị giá 59 tỷ USD Marshall Wace nói rằng, các khoản thu từ tiền gửi của người Mỹ gốc Hoa (ADR) hiện “không thể đầu tư được”. Đặc biệt, các nhà quản lý quỹ toàn cầu cũng đang vật lộn với khoản lỗ nghìn tỷ USD, khi các nhà quản lý Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các ngành như công nghệ và giáo dục, đe dọa mục tiêu “thịnh vượng chung” của Chính phủ.

Hiệu quả của những biện pháp can thiệp khác nhau này, đặc biệt là thời điểm công bố thông tin về việc Didi niêm yết ở Mỹ, đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư tại Mỹ hoặc quốc tế. Phần bù rủi ro mà chúng ta phải áp dụng vì rủi ro chính sách, khiến nó không hấp dẫn đối với công ty phát hành cũng như nhà đầu tư”, Marshall nói.

Có thể thấy, áp lực pháp lý ở cả Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng. Bằng chứng là, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Gary Gensler cho biết, có rất nhiều điều mà các nhà đầu tư Mỹ không biết về một số công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, đồng thời cảnh báo họ đang mua phải cổ phiếu của các công ty vỏ bọc, cổ phần trực tiếp trong các doanh nghiệp Trung Quốc.

Chủ tịch SEC cũng đã yêu cầu tạm dừng việc phê duyệt IPO của các công ty vỏ bọc này. Theo đó, chỉ số Nasdaq Golden Dragon China - theo dõi 98 công ty lớn nhất Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, đã giảm 6 phiên liên tiếp, sau khi Bắc Kinh ban hành một bộ quy tắc mới nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh trực tuyến không lành mạnh.

Sự biến động của các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã đánh bật hầu hết chúng ra khỏi bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa thị trường. Tencent Holdings (TCTZF) đã mất khoảng 413 tỷ USD giá trị thị trường kể từ khi công bố mức cao kỷ lục vào tháng 1, nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trên toàn thế giới trong giai đoạn này. Tencent là công ty Trung Quốc duy nhất vẫn nằm trong số 10 công ty niêm yết công khai lớn nhất ở vị trí thứ 10. Alibaba Group Holding (BABA) đã rơi khỏi top 10 vào đầu năm nay.

Trước sự kiện lớn này, MSCI China Index đã mất gần 30% kể từ mức đỉnh vào tháng 2, chịu áp lực lớn từ mức giảm 90% của các công ty hàng đầu của lĩnh vực giáo dục như Tal Education Group và Gaotu Techedu. Trong khi đó, cổ phiếu Tencent - công ty niêm yết lớn nhất Trung Quốc, giao dịch gần mức thấp nhất trong 1 năm.

Ngược lại, S&P 500 tăng 13% trong năm vừa qua, còn MSCI All-Country World Index cũng tăng 6,9%. Trong khi các chiến lược gia Phố Wall tiếp tục hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu Trung Quốc, thì các nhà phân tích lại có quan điểm lạc quan nhất trong 2 thập kỷ đối với các công ty thuộc S&P 500.

Trước đó, nhiều quỹ đầu cơ đã bán phá giá ADR của Trung Quốc trước khi đợt bán cổ phiếu Trung Quốc gần đây bắt đầu. Theo hồ sơ 13F công bố cho quý, kết thúc vào ngày 30/6, một số quỹ đã giảm tỷ trọng chứng khoán Trung Quốc trước thông báo từ Hội đồng Nhà nước Trung Quốc rằng, họ có kế hoạch thắt chặt các quy định về niêm yết ở nước ngoài. Những người bán đáng chú ý đã giảm vị thế hoặc bán hết trong quý 2 bao gồm Blackrock, Ban đầu tư Kế hoạch hưu trí Canada, Cố vấn Citadel, T. Rowe Price Associates, Nuveen Asset Management và State Street Investors.

Chia sẻ với báo chí, Alan Li, giám đốc danh mục đầu tư tại Atta Capital, Hồng Kông cho biết: “Mọi người đã mong đợi hướng đi của các quy định sắp tới, nhưng hóa ra lại chặt chẽ hơn nhiều so với dự kiến. Vì vậy, có thể hiểu được, mọi người đang hạn chế thua lỗ hoặc đang bán ra vì sợ hãi."

Tuy nhiên, vẫn có những nhà đầu tư đi ngược xu hướng, như Aberdeen Standard Investments đã mua lại Tencent, cũng như giữ hầu hết các cổ phần công nghệ lớn khác của họ ở Trung Quốc. Theo Hugh Young, Chủ tịch tại khu vực châu Á của quỹ này nói: “Tôi không nghĩ rằng, chiến lược đã thay đổi ở Trung Quốc và các quy định sẽ có lợi cho những nhà đầu tư lâu dài”.

Áp lực lớn từ Chính phủ

Thực tế, làn sóng tháo chạy này đã từng xảy ra vào cuối tháng 12/2020, khi đó, các nhà đầu tư toàn cầu cũng rút khỏi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, sau chiến dịch trấn áp của Chính phủ đối với Ant Group và Alibaba, hai doanh nghiệp do Jack Ma thành lập, từng được ca ngợi là những “tay sai” của giới công nghệ mới ở Trung Quốc. Thời điểm đó, theo Bloomberg tính toán, Alibaba, Tencent, JD.com và Meituan đã mất khoảng 200 tỷ USD giá trị trong một số phiên giao dịch.

Trước đó, nhà đầu tư toàn cầu cũng rút khỏi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, sau chiến dịch trấn áp của Chính phủ đối với Ant Group và Alibaba (Ảnh: Reuters)

Trước đó, nhà đầu tư toàn cầu cũng rút khỏi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, sau chiến dịch trấn áp của Chính phủ đối với Ant Group và Alibaba (Ảnh: Reuters)

Một chuyên gia tài chính đã nhận định, khi cuộc xung đột công nghệ “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục, nhiều công ty từng coi sự phát triển của họ là phi chính trị vẫn có thể vướng vào cuộc đối đầu ngoại giao.

Từ đó, các công ty công nghệ mới nổi khác được thúc đẩy bởi sự quan tâm mới từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Điều này đã rõ ràng trong ngành công nghiệp chip, nơi mà việc Trung Quốc thúc đẩy tự lực cánh sinh đã mang lại sự giàu có và nguồn vốn mới cho các doanh nghiệp mới. Tiêu biểu như công ty Tsinghon, đã có thể huy động được 5 triệu USD cho nỗ lực xây dựng một nhà sản xuất chất bán dẫn mới trong nước.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể ít hào hứng hơn với viễn cảnh ủng hộ các công ty công nghệ mới nổi của Trung Quốc, những người có thể phải đối mặt với sự kiểm duyệt của Chính phủ nếu các quy định thay đổi. Liệu các thị trường khởi nghiệp khác trong khu vực - Ấn Độ, Nhật Bản, trong số những thị trường khác - có được hưởng lợi từ các quy định của Trung Quốc hay không sẽ là điều thú vị để theo dõi trong thời gian tới đây”, vị chuyên gia dự báo.

Còn theo Bruce Pang, Trưởng bộ phận chiến lược và nghiên cứu vĩ mô tại China Renaissance Securities cho rằng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, tập trung khuyến khích chính sách cho tăng trưởng dân số, tự cung tự cấp, phát triển bền vững và thúc đẩy đổi mới. Ông cho biết thêm, họ nhắm đến mục tiêu hạn chế rủi ro tiềm ẩn và bất bình đẳng thu nhập.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái diễn làn sóng tháo chạy khỏi cổ phiếu Trung Quốc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713936441 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713936441 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10