Thiết bị lưu trữ NAS đóng vai trò là một trung tâm quản lý dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp trên hệ thống ổ cứng, cho phép người dùng truy cập vào tài liệu công việc…
Quy mô nhân sự mở rộng, kéo theo nhu cầu lưu trữ dữ liệu tăng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn các giải pháp lưu trữ hiệu quả hơn cùng mức chi phí đầu tư tối ưu. Không thể không kể đến 2 giải pháp lưu trữ thông dụng hiện nay được doanh nghiệp đa quy mô lựa chọn là NAS và Cloud Server. Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng NAS thay vì Cloud Server hay không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung của bài viết bên dưới để tìm câu trả lời!
NAS là từ viết tắt của cụm Network Attached Storage. Thiết bị lưu trữ gắn mạng NAS đóng vai trò là một trung tâm quản lý dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp trên hệ thống ổ cứng, cho phép người dùng truy cập vào tài liệu công việc, các tệp tin đa phương tiện mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, thiết bị NAS cũng tạo ra một không gian cộng tác hiệu quả cho công việc trực tuyến. Hệ thống NAS mang tới những lợi thế về:
Cloud Server là dịch vụ máy chủ lưu trữ và quản lý dữ liệu trên nền tảng đám mây (Cloud Computing). Thay vì phải đầu tư một hệ thống máy chủ vật lý quá phức tạp và tốn kém, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Cloud Server để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình thông qua internet mọi lúc mọi nơi.
Cloud Server là giải pháp lưu trữ thông dụng, sở hữu những lợi thế nổi bật như:
Cả thiết bị NAS và Cloud Server đều hướng đến việc lưu trữ dữ liệu tập trung, giúp đơn giản hóa việc quản lý tài nguyên của doanh nghiệp. Dữ liệu được quản lý bởi Cloud Storage được lưu trữ hoàn toàn trên hạ tầng đám mây. Tuy nhiên, các thương hiệu NAS hiện nay đã bổ sung thêm các giải pháp lưu trữ lai (Hybrid Backup), cho phép vừa lưu trữ cục bộ, vừa Upload lên các nền tảng đám mây để bổ sung thêm 1 lớp bảo mật mạnh mẽ.
Đối với doanh nghiệp vừa - lớn hiện nay, các giải pháp lưu trữ NAS đã dần được nhân rộng và sử dụng rộng rãi hơn. Tiêu biểu như dòng sản phẩm NAS Synology RS822+ 4 khay, hiện đang là giải pháp lưu trữ được Việt Tuấn phân phối tại thị trường Việt Nam, nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp quy mô vừa - lớn hiện nay.
Synology RS822+ có thiết kế kim loại bền bỉ, kiểu dáng Rackmount 1U cho phép lắp đặt tại các tủ rack mạng, tủ máy chủ doanh nghiệp. Thông lượng đọc/ghi tuần tự trên RS822+ đạt 1074 - 2103 MB/s. Được trang bị sẵn 4 cổng 1 GbE hỗ trợ Link Aggregation cùng nhiều tùy chọn nâng cấp mạng 10/25 GbE với khe cắm PCIe Gen3. Vì vậy, Synology RS822+ có thể đáp ứng mọi yêu cầu về sao lưu, khôi phục hay chia sẻ dữ liệu tốc độ cao.
Đi liền với các giải pháp phần cứng mạnh mẽ sẽ không thể thiếu kho ứng dụng chuyên nghiệp của Synology DSM, mang lại hiệu quả trong mọi ứng dụng của doanh nghiệp. Có thể kể đến những giải pháp về sao lưu, khôi phục dữ liệu của doanh nghiệp như Hyper Backup, Snapshot Replication, Active Backup for Business có trên hệ điều hành DSM sẽ đặt dấu chấm hết cho những lo ngại của doanh nghiệp về thảm họa dữ liệu.
Với cơ chế bảo vệ dữ liệu thông qua sao lưu đa phiên bản, đa nền tảng của NAS Synology, toàn bộ dữ liệu công việc, cấu hình NAS, bản ghi an ninh, hệ thống máy chủ tập tin, máy ảo của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo tính toàn vẹn và sự an toàn cao nhất. Bỏ qua hạn chế của mô hình máy chủ lưu trữ tại chỗ truyền thống, NAS là giải pháp lý tưởng có sự kết hợp giữa quản lý dữ liệu cục bộ và sao lưu an toàn trên nhiều nền tảng lưu trữ khác nhau, trong đó có cả Cloud Server.
Đó là lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng NAS thay vì Cloud Server.
Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về 2 giải pháp lưu trữ NAS, Cloud Server. Cả hai phương pháp đều có sự linh hoạt, hiệu quả lưu trữ tốt, nhanh chóng. Song giải pháp lưu trữ NAS đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn về tính tiện lợi và những công nghệ tích hợp. Liên hệ ngay cho Việt Tuấn nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn về các giải pháp NAS chuyên nghiệp!
VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG
|