Tại sao Mỹ "chia tay" các tổ chức của Liên Hợp Quốc?

Cẩm Anh 20/06/2018 11:05

Sau khi "chia tay" UNESCO, Mỹ đã chính thức quyết định rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikkei Haley

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikkei Haley tuyên bố nước này rời khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Quyết định rời khỏi Hội đồng này đã được Mỹ đưa ra sau nhiều năm chỉ trích và vận động cải cách Hội đồng nhưng không thành.

Việc Mỹ rời khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã được dự báo từ trước khi Mỹ luôn là nước luôn có nhiều hành động đơn phương trong hội đồng. Hoa Kỳ luôn có mối quan hệ mâu thuẫn với Hội đồng này. Thậm chí, trong quá khứ, Chính quyền của Tổng thống Bush đã quyết định tẩy chay Hội đồng này khi nó được thành lập vào năm 2006 và đưa ra lập luận rằng, giống như Ủy ban cũ, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã chấp nhận cả các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng ngờ.

Mỹ chỉ tham gia Hội đồng Nhân quyền vào năm 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama, khi ông quyết tâm đẩy mạnh tầm quan trọng của các vấn đề nhân quyền, không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn cả thế giới. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, tổ chức này đã thể hiện nhiều sự bất đồng quan điểm với Mỹ.

Vào năm 2013, các nhóm nhân quyền đã lên tiếng phàn nàn sau khi một số nước như Trung Quốc, Nga, Saudia Arabia, Algeria được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Điều này xảy ra sau sự tẩy chay chưa từng thấy từ Israel với một trong những Nghị quyết của Hội đồng khi đưa ra những cáo buộc không công bằng.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói với Hội đồng rằng: Thật khó có thể chấp nhận các nghị quyết đã được Hội đồng thông qua chống lại Israel nhưng không nước nào xem xét tình trạng tại Venezuela, nơi hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng chính trị.

Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hội đồng, các nhà quan sát nhận định, việc này có khả năng sẽ gây ra sự bất an ở những người tin tưởng vào Hoa Kỳ để bảo vệ và vận động cho nhân quyền trên khắp thế giới; đồng thời có thể sẽ gây ra sự thiếu hụt lớn với Hội đồng này.

"Xét trên một khía cạnh nào đó, những lời chỉ trích của Washington là một động lực quan trọng thúc đẩy Hội đồng Nhân quyền LHQ thực sự làm việc để cải cách từ bên trong", phóng viên Nada Tawfik của BBC News nhận định và cho biết: Mỹ luôn cho rằng, các tổ chức của Liên Hợp Quốc về cơ bản không có nhiều hoạt động hiệu quả. Việc rút lui khỏi các tổ chức này cho thấy quan điểm cứng rắn của nước này, họ không muốn tốn nhiều thời gian cho các hoạt động không mang lại lợi ích nào đó. 

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, Mỹ rút khỏi tổ chức này là một "bước lùi" hợp lý khi vấn đề nhân quyền tại Mỹ luôn gặp nhiều tranh cãi. Nạn phân biệt chủng tộc và các vấn đề về việc sử dụng súng tại Mỹ, cũng như thái độ kiên quyết của Mỹ với người nhập cư từ Mexico luôn là mục tiêu chỉ trích của các quốc gia khác.

Trước khi rút khỏi Hội đồng Nhân quyền, Mỹ đã rút lui khỏi UNESCO với lý do tương tự là cần cải cách tổ chức cũng như việc các thành viên UNESCO luôn duy trì thành kiến chống Israel.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tại sao Mỹ "chia tay" các tổ chức của Liên Hợp Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO