Khó khăn chồng chất, hơn lúc nào hết cần phép thắng lợi tinh thần trên cơ sở nhận thức lại nhiều thứ sau đại dịch lần này...
1/ Làm sao để vượt qua thách thức?
Những vấn đề xem ra to lớn nhưng nó hoàn toàn được rút ra từ những điều rất nhỏ nhặt. Đơn giản thôi, mảnh đất 510.000.000k2 mà 7 tỷ người đang sinh sống là một hệ thống có kết cấu hữu hạn.
Tất cả lo lắng vì nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang chững lại vì dịch bệnh COVID-19, nhưng không có nghĩa là không vận động. Ngược lại, đây là thời kỳ mà vận động rơi vào trạng thái đặc biệt.
Xem ra dịch COVID-19 lần này cũng đem lại cơ hội “xóa đi làm lại” cho tất cả. Hay nói cách khác giai đoạn hậu COVID-19 - thế giới phải tái thiết lại nhiều thứ.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2/ Trọng dân
Trong những tháng ngày qua, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chuyến bay đón người Việt từ khắp các phương trời, đón con em người Việt du học, làm ăn ở muôn nơi về quê hương, ở cạnh người thân trong mùa dịch.
Hơn lúc nào, lòng yêu nước và tự hào dân tộc đã được khơi dậy rất tự nhiên như thế, khi Chính phủ “yêu nước là yêu dân”, khi người dân tin, yêu quê hương mình.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3/ Nhận diện điểm mù tư duy
Đại dịch COVID-19 cho chúng ta cơ hội hiếm có để nhìn thấy và hiểu hơn về điểm mù tư duy của cá nhân, của tổ chức và cả của xã hội...
Để mục đích cuối cùng là kiểm soát được cái “Tôi”, bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình. Khi ấy bạn dễ dàng nhận được phản hồi hay nhận xét tích cực giúp bạn nhìn thấy điểm mù của mình.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4/ Đối diện với khó khăn
Doanh thu thì không có hay rất hạn chế, tiền mướn cơ sở vật chất, tiền lương cho nhân viên, v.v. thì vẫn phải chi trả. Làm sao để tồn tại đây? Đúng là câu hỏi hóc búa cho nhiều người làm kinh doanh bây giờ.
Theo Lão Tử thì các khía cạnh của cuộc sống kể cả xã hội phần lớn có hai mặt. Có hạnh phúc thì có đau khổ. Có hên thì có xui. Có đẹp thì có xấu. Có giàu thì có nghèo…
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5/ An ninh lương thực
Phải đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, làm sao để đáp ứng dinh dưỡng (cái ăn) cho 104 triệu người (dân số Việt Nam năm 2030)? Làm sao để không ai bị đứt bữa?
Vì vậy, xuất khẩu gạo lúc này phải cẩn trọng tính tới an ninh lương thực nội địa, làm gì thì làm “có thực mới vực được đạo”, dự trữ lương thảo luôn là quốc sách trong mọi thời kỳ.
6/ Tiêu tiền là động lực thúc đẩy phát triển
Dịch bệnh đã bắt đầu ở Việt Nam trong nhiều ngày qua. Chúng ta đã tiêu hao rất nhiều nguồn lực trong khi ý chí ngày càng phải căng lên, mọi vị trí đều phải lên phương án dự phòng, chống đỡ.
Vì vậy nếu không phải đối mặt trực tiếp với virus, không phải ăn hôm nay lo ngày mai, chúng ta hãy dành chút thời gian nhìn ra bên ngoài không phải qua chiếc gương soi, mà qua mỗi kết nối cùng người thân và cộng đồng thu nhỏ ở xung quanh.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY