TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ 1): Nguồn lực tăng trưởng mới

Diendandoanhnghiep.vn Nhóm chuyên gia WB đã đưa ra 6 khuyến nghị để Việt Nam thực hiện được khát vọng đến 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại.

Theo nhóm chuyên gia WB, bản dự thảo dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược  phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đưa ra một tuyên bố về tầm nhìn được trình bày rõ ràng.

sdf

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có mang một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.

Các định hướng và quan điểm chiến lược ở tầm vĩ mô được xây dựng dựa trên những bài học từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (PT KT-XH) trong các giai đoạn trước cùng với tác động của những thay đổi gần đây trong bối cảnh quốc tế và trong nước.

Bà Stefanie Stallmeister, đại diện WB tại Việt Nam cho rằng, dự thảo đã xác định những mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng về con đường phát triển trong giai đoạn 10 năm tới, với những nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, cần tập trung, ưu tiên thỏa đáng cho hoạt động bảo vệ môi trường, sức chống chịu trước biến đổi khí hậu; sự tương tác, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, an sinh xã hội; quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên...

WB hoan nghênh các ưu tiên trong dự thảo Chiến lược PT KT-XH nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Đại diện tổ chức này cho rằng để xây dựng đất nước trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao và thu nhập cao, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng sạch hơn hoặc xanh hơn.

Đặc biệt, phía WB cho biết, nhóm đã "rất vui" vì hai từ được sử dụng nhiều nhất trong dự thảo là "khoa học và công nghệ (64 lần) và môi trường/biến đổi khí hậu (45 lần)". Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có mang một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi các động lực tăng trưởng truyền thống của đất nước đang giảm dần - đáng chú ý nhất là lợi tức nhân khẩu học.

sfd

Theo WB, để xây dựng đất nước trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao và thu nhập cao, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng sạch hơn hoặc xanh hơn.

Tính bền vững và khả năng thích ứng cũng sẽ rất quan trọng do tính cấp bách phải giải quyết những vấn đề về suy thoái môi trường và tầm quan trọng của những cú sốc bên ngoài như đại dịch và thiên tai trong thời gian gần đây. Những bất ổn đang gia tăng của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua, ví dụ như sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do căng thẳng thương mại và/hoặc đại dịch Covid-19, đã khiến ổn định kinh tế vĩ mô trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam, một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới.

Nhóm nghiên cứu của WB cũng đánh giá cao Dự thảo Chiến lược PT KT-XH vì sử dụng khung phân tích được thiết kế hợp lý, trên cơ sở xác định rõ ràng các mục tiêu chiến lược; nêu rõ các chỉ tiêu chiến lược cần đạt được vào năm 2030; và (3) lựa chọn đúng đắn các định hướng và giải pháp để đạt được những mục tiêu này trong giai đoạn 2021-2030.

Khung phân tích này giúp người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng mục tiêu của Chiến lược và giải pháp mà Chính phủ định hướng thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đó trong 10 năm tới. Khung này này cũng sẽ giúp giám sát và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch trong các ngành, lĩnh vực cần được triển khai để hỗ trợ thực hiện Chiến lược.

Tuy nhiên, đại diện WB cho rằng, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, trong đó có 6 điểm hạn chế cần giải quyết "càng sớm càng tốt"...

(Còn tiếp)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030:

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó, mục tiêu đề ra của giai đoạn 2020-2030: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt khoảng 7%/năm; GDP bình quân đạt 7.500 USD/người vào năm 2030; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt 30% GDP; tổng mức đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP, nợ công không quá 60% GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt trên 6,5%/năm...

Đây là khát vọng rất lớn, hướng tới việc đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập ở mức trung bình cao vào năm 2030.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ 1): Nguồn lực tăng trưởng mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10